Cụm công nghiệp rộng 60 ha, do Công ty cổ phần bê tông Hà Thanh đề xuất, nằm ở xã Phú Hiệp, huyệnღ Tam Nông൩. Trước đó hơn một năm, tại vị trí này doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy gạch men rộng 25 ha, công suất 15 triệu m2 gạch mỗi năm, tổng kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
N🎃goài đề xuất cụm công nghiệp sản xuất gạcꦍh, bê tông, phía đối diện nhà máy, Công ty Hà Thanh được phê duyệt thăm dò, khai thác mỏ sét làm gạch ngói, diện tích gần 10 ha là đất trồng lúa. Chủ dự án đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường chờ xét duyệt, thông qua.
Vị trí cụm công nghiệp theo đề xuất nằm liền kề nhà máy, mở rộng về phía Vườn quốc gia Tràm Chim🎃 - Ramsar thứ 2.000 của thế giới, rộng 7.500 ha với 230 loài chim, 130 loài cá, 130 loài thực vật. Đặc biệt vườn quốc gia ở miền Tây là nơi nhiều năm qua sếu đầu đỏ về kiếm ăn, trú ngụ. Loài sếu quý hiếm thường kiếm ăn ở khu A5 vườn quốc gia, gần vị trí cụm công nghiệp nhất.
Do liên quan hệ sinh thái Tràm Chim, ngay khi có đề xuất mở cụm công nghiệp, ban giám đốc vườn quốc gia đã mời các chuyên gia Quỹ Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long (MCF) và Trung tâm Khoa học Môi trường và Sinh 🍎thái (CESE) khảo sát, đánh giá tác động .
TS Dương Văn Ni (Quỹ MCF), người nhiều năm nghiên cứu về hoạt động bảo tồn ở Tràm Chim và là thành viên của đoàn khảo sát, cho biết vị trí đặt cụm công nghiệp nằm hoàn toàn trong vùng đệm, cách ranh vườn quốc gia (khu A5) 300-700 m. Điều này đã viဣ phạm qui định vùng đệm của Luật Đa dạng sinh học, tác động nguy hiểm vùng lõi Ramsar.
TS Ni cũng dự báo những hoạt động của cụm công nghiệp như tiếng ồn tác động mạnh sinh lý, hành vi của các loài chim; làm giảm mật độ, một số loài sẽ phải bỏ đi n𓆉ơi khác. Khí thải cụm công nghiệp từ việc sử dụng than đá để nung gạch sẽ phát thải khí chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng môi trường sống của các loài chim và một số thực vật do mưa acid.
Báo cáo của các chuyên gia đoàn khảo sát gửi 🐎UBND tỉnh Đồng Tháp nêu nước thải từ sản xuất, dù công ty có phương án chứa và xử lý nước thải bên trong cụm công nghiệp, song địa hình cao việc tích nước sẽ gây thấm ngang. Đáng lo ngại, khi nhà máy khai thác hết tầng đất sét, đến lớp phù sa cổ không có khả năng chống thấm, việc rò rỉ nước thải ra sông rạch, thấm sâu xuống tầng nước ngầm là khó tránh khỏi.
Theo TS Ni, sở dĩ Ramsar công nhận Vườn quốc gia Tràm Chim là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới vì vùng lõi và vùng🌠 đệm ở đây thỏa mãn các tiêu chí nghiêm ngặt về môi trường, cảnh quan và điều kiện kinh tế - xã hội c🌊ủa người dân trong vùng đệm.
Do vậy, việc phát triển cụm công n🤡ghiệp trong vùng đệm trái cam kết của địa phương trước đây. "Nguy cơ tổ chức Ramsar sẽ rút lại công nhận đối với Vườn quốc gia Tràm Chim", ông lo ngại. Ngoài ra, chuyên gia cho rằng thuật ngữ "cụm công nghiệp" sử dụng ở đây chưa hợp lý. Bởi tất cả hạng mục xây dựng và hoạt động của cụm công nghiệp thực cꦗhất chỉ là mở rộng hoạt động của một công ty.
Phía UBND tỉnh Đồng Tháp cơ bản thống nhất đề xuất thành lập cụm công nghiệp bởi phù hợp định hướng phát triển công ☂nghiệp, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương. Song chính quyền cũng lo ngại vị trí quá gần của cụm công nghiệp sẽ ảnh hưởng hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim.
Vì vậ🗹y tỉnh Đồng Tháp chưa thống nhất vị trí lập cụm công nghiệp do doanh nghiệp đề xuất. Lãnh đạo tỉnh giao chính quyền huyện Tam Nông làm việc với doanh nghiệp đề xuất phương án điều chỉnh vị trí cụm công nghiệp về phía giáp ranh huyện Tân Hồng, tránh gây ảnh hưởng môi trường vườn quốc gia. Đến nay tỉnh chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vị trí cụm công nghiệp.
Vườn quốc gia Tràm Chim gồm 5 phân khu, trong đó A1 và A5 được cho hoạt động du lịch, A2 là bãi đẻ của chim, A3 bảo tồn các loài cá, A5 là bãi kiếm ăn chính của sếu đầu đỏ - loài chim quý nằm trong Sách Đỏ. Một vài năm gần đây sếu không về Tràm Chim, do việc quản lý không phù hợp, tác đ𝓀ộng của con người đến bãi ăn, trú ngụ của chúng.
Ngoài vùng lõi là 5 phân khu, Tràm Chim còn vùng đệm rộng hơn 16.800 ha, nằm xung quanh, thuộc 5 xã Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp, Phú Đức, Tân Công Sính và thị trấn Tràm🦩 Chim. Vùng đệm được xem là nơi bảo vệ vùng lõi khu Ramsar, nằm trong hạng mục quản lý của IUCN (Liên minh Quốc tế ཧbảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên) để hạn chế sử dụng đất làm giảm tài nguyên hệ sinh thái.
Hiện, Việt Nam có 9 Ramsar được thế giới công nhận. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài Tràm Chim còn có Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) và Khu bảo tồn𝔉 đất ngập nước Láng Sen (Long An).
Ngọc Tài