Ý tưởng trên được liên danh t⛄ư vấn Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) cùng Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đưa ra trong nghiên cứu phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn, đang được thành phố đặtꦡ hàng làm cơ sở quy hoạch.
Theo nghiên cứu của liên danh tư vấn, dọc sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP HCM có nhiều vùng lãnh thổ và môi trường khác nhau, nên nhóm đề xuất chia làm 4 phân khu để phát triển dựa trên nh🐽ững lợi thế và đặc trưng riêng ở mỗi khu vực. Việc xây dựng các đảo nổi giữa dòng sông thuộc phân khu thứ 4 - vùng lõi giao giữꦍa quận 1 và Thủ Thiêm.
Những🍷 đảo vườn sẽ đảm nhận vai trò là điểm "dừng chân", kết nối các cầu đi bộ khi được thành phố bổ sung xây dựng. Ý tưởng này nhằm tạo liên kết, thu hẹp không gian hai bờ khi mặt sông Sài Gòn ở khu vực này rộng khoảng 250 m - khoảng cách lớn hơn nhiều các dòng sông đã được q🦄uy hoạch bài bản như sông Seine (Pháp) hay Singapore.
Liên danh tư vấn cũng gợi ý những đảo này có thể xây cố định hoặc nổi, bố trí gần bờ nơi có dòng chảy chậm, hạn chế ảnh hưởng đi lại của tàu thuyền. Trên đảo có 🍒thể tổ chức các hoạt động giải trí như quán nhạc, quán cà phê, nhà hàng nổi, hồ bơi... giúp tăng trải nghiệm vượt sông cũng như tạo điểm nhấn du lịch, giải trí hấp dẫn♕ cho khu trung tâm.
Cùng với ý tưởng trên, trong phân khu thứ 4 sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất phát triển là khu phức hợp đa chức năng với các công trình hiện đại, tạo điểm nhấn... thể hiện phát triển của TP HCM. Trong đó, khu vực cảng Khánh Hội,🌸 quận 4, được hướng đến là cụm văn hoá sáng tạo với không gian công cộng sôi động.
Khu Tân Thuận, quận 7, được đề xuất chuyển đổi thành trung tâm đổi mới và sản xuất công nghệ xanh, phát triển đô thị bền vững. Cuối cùng là đoạn hợp lưu sông Sài ꦜGòn 🔯qua quận 7, Nhà Bè được đề xuất bảo tồn không gian tự nhiên, tạo cảnh quan cho du khách...
Ngoài đoạn sông chảy qua trung tâm, liên danh tư vấn trước đó đề xuất ba phân khu khác để phát triển lợi thế không gian, hành lang ven bờ. Trong đó, phân khu một ở cuối sông Sài Gòn băng qua huyện Củ Chi nối thị xã Bến Cát (Bình Dương). Khu vực này nhiều đoạn còn hoang sơ💯 nên nhóm đề xuất phát triển các🌌 công viên tự nhiên nhằm bảo tồn, kết hợp nâng cao nền nông nghiệp, cảnh quan, kết nối các bản sắc, di sản ở TP HCM.
Phân khu thứ hai ở phía Đông TP HCM, phần lớn nằm trên ranh giới giữa thành phố và Bình Dương. Theo nhóm nghiên cứu, đoạn này có cảnh quan là vùng ven đô thị, nên có thể hình thành không gian "giao thoa" giữa thành thị và nông thôn. Trong đó, nơi này sẽ phát triển✃ "công viên nông nghiệp" kết hợp giải trí, sinh thái, du lịch... Phân khu còn lại ở bán đảo Thanh Đa (Bình Thạnh) và vùng phụ cận, hướng đến hình thành công viên trung tâm đa chức năng, bảo tồn và phát triển lá "phổi xanh" cuối cùng giữa lòng thành phố.
Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt đầu từ Bình Phước,🍌 sau đó qua Tây Ninh, Bình Dương và TP HCM. Đoạn sông chảy qua TP HCM dài khoảng 80 km được ví như "dải lụa mềm" uốn lượn, tạo ra các bán đảo đẹp như Thanh Đa hay Thủ Thiêm. Tuy nhiên, quá trình phát triển hành lang bờ sông được đánh giá chưa đồng bộ, làm hạn chế tiềm năng khai thác.
TP HCM đang điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn 2060. Trong đó, sông Sài Gòn được xác định là trung tâm và điểm nhấn trong các quy hoạch này. Tháng 6 năm ngoái, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cùng đoàn công tác ở thành phố cũng đi tham quan sông Senine, học kinh nghiệm quy hoạch phát triển🙈 ở dòng sông nổi tiếng này.
Hạ Giang