Đề xuất vừa được Banꦫ Quản lý dự án 85 (chủ đầu tư dự án thành phần 2 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) gửi Tổng công ty cảng꧑ hàng không Việt Nam (ACV, chủ đầu tư sân bay Long Thành).
Theo Ban Quản lý dự án 85, hơn 34 km cao tốc đi qua Đồng Nai cần 5,7 triệu m3 đất. Tuy nhiên trong ngắn hạn, ngành chức năng ✱chưa thể cấp phép mỏ đất phục vụ cao tốc do quy định bất cập, chồng chéo. Hiện, chỉ có hai mỏ đất khai thác thương mại là Tân Cang 7 và Núi Nứa với tổng trữ lượng 1,7 triệu m3 có thể phục vụ nguồn vật liệu cho cao tốc.
Trong khi đó, sân bay Long Thành triển khai thi công san hạ cốt nền, lượng đất🧜 đào ra rất lớn. Vì vậy ban đề nghị ACV cho phép các đơn vị liên quan nghiên cứu, đánh giá c♊hất lượng và tận dụng nguồn đất đào dư thừa tại sân bay để làm vật liệu đất đắp cho cao tốc. Chủ đầu tư sẽ tuân thủ các quy định pháp luật, phối hợp ACV nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vật liệu đất đắp.
Toàn tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) dài 53,7 km, quy mô 4-6 làn xe, tổng mức đầu tư 17.837 tỷ đồng. Công trình được chia làm ba dự án𒐪 thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 và 2 dài 34,2 km, thực hiện tại Đồng Nai, với tổng kinh phí hơn 12.600 tỷ đồng.
Thiếu vật liệu đất đắp nền xảy ra hầu hết dự án cao tốc. Điển hình như các cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Cam Lâm... khan hiếm nguồn đất đất đã ảnh🉐 hưởng tiến độ, Chính phủ phải đốc thúc cơ quan chức🐽 năng có biện pháp giải quyết.
Hiện, cao tốc "xương sống" ở miền Tây là Cần Thơ - Cà Mau dài hơn 110 km thiếu hàng triệu khối cát đắp nền,💜 nguy cơ khó đạt khối lượng 35% trong năm 2023 như kế hoạch.
Phước Tuấn