Đồng tình với đại diện tỉnh Nghệ An, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, cho rằng Bộ Giáo dục và Đào𝓀 tạo cần có đánh giá các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là với khối lớp THPT.
Hiện các địa phương rất khó khăn về ngân sách đầu tư trang thiết bị để triển khai chương trình mới cùng một lúc tất cả khối lớp. Như năm học 2022-2023, có tới 6 khối lớp học theo chương trình, sách giáo khoa mới, gồm lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10. "Ngân sách đầu tư sẽ rất lớn. Tôi đề ngh𝔍ị Bộ đánh giá thật kỹ, có hộ꧋i nghị với các địa phương để ra quyết định phù hợp", bà Thanh nói.
Ngoài vấn đề đảm bảoꦉ cơ sở vật chất, bà Thanh cũng lo ngại việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ g✨iáo viên để triển khai. Hoạt động này một phần trách nhiệm thuộc về địa phương nhưng một phần do sự chuẩn bị của Bộ.
Bà Thanh dẫn chứng theo kế hoạch, năm 2021, việc đào tạo đội ngũ giáo viên theo quy định của Bộ sẽ bao gồm các module 4, 5 và 9. Nhưng đến nay, đa số địa phương chưa thực hiện được bởi dữ liệu của Bộ trên hệ thống phần mềm chưa đủ. Hiện tại là tháng 9, việc đào tạo theo mỗi module mất ít nhất 💮hai tháng nên khả năng cao các địa phương không thực hiện được cả ba module.
Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh L🍬ong cũng nhắc đến việc học sinh lớp 9 phải học tập trong điều kiện dịch bệnh phức tạp với nhiều lần phải học trực tuyến trong thời gian dài.
"Khi chúng ta đưa ra khung chương trình kiến thức cốt lõi, nền tảng là chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Năm sau, khi tiếp cận chương trình mới, liệu các em có đủ nền tảng, tự tin và sự chuyển tiếp để bắt đầu hay không?", bà Thanh đặt câu hỏi, mong Bộ Giáoꦦ dục và Đào tạo cân nhắc thật kỹ việc triển khai chương trình mới với lớp 10 vào năm sau vì quyền lợi của học sinh.
Theo lộ trình, chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 và sách giáo khoa mới bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; 2021-2022 với lớp 2 và 6; 2022-2023 với lớp 3, 7, 10; 2023-2024 với lớp 4, 8, 1𝔍1 và năm học 2024-2025 với lớp 5, 9, 12.