Luật Việc làm quy định thời gian đóng để hưởng trợ cấp thất nghiệp là tổng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi lao động tham gia đến khi chấm dứt hợp đồng mà chưa nhận trợ cấp. Người đóng từ 12 tháng đến dưới 36 tháng sẽ hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó cứ thêm 12 tháng đóng thì cộng một tháng hưởng, tối đa không quá 12 tháng. Lao động đóng đủ 14ไ4 tháng, tức 12 năm BHTN sẽ hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp.
Tại dự thảo Luật Việc làm sửa đ🍒ổi, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Chính sách BHTN được thực hiện từ ngày 1/1/2009, nếu lao động tham gia liên tục tới ngày 1/1/2021 sẽ🃏 tích lũy đủ 144 tháng để hưởng trợ cấp tối đa 12 tháng trong trường hợp nghỉ việc. Nếu chưa từng nghỉ việc hưởng trợ cấp, lao động cũng không được bảo lưu thời gian dôi dư.
Góp ý cho dự thảo, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá kỹ tác động vì ảnh hưởng lớn tới quyền lợi lao động. Nếu không được bảo lưu thời gian để hưởng trợ cấp sau 12 năm tham gia, lao động dễ nghỉ việc để hưởng 12 tháng trợ cấp cho đỡ thiệt thòi. Hậu quả là họ khó quay lại hệ thống an sinh hoặc sẽ chọn rút bảo hiểm xã hội (🍸BHXH) một lần.
Công đoàn đề nghị bỏ quy định này để lao động được hưởng trợ cấp nếu đóng trên 144 tháng. Thực tế nhiều lao động đủ năm đóng để hưởng lương hưu nhưng l🍨ại chưa đủ tuổi đời, hoặc do đặc thù ngành nghề phải nghỉ sớm chờ hưu trí. Trong lúc chờ đợi, việc họ được hưởng trợ cấp tương ứng với thời gian đóng là hợp lý, đảm bảo chi trả sinh hoạt phí.
Theo Công đoàn Việt Nam, nếu quy định thực hiện cần có điều kiện đi kèm để đảm bảo quyền lợi cho người đóng trên 144 tháng. Cụ thể, lao động chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp thì không cần đóng tiếp vào Quỹ. Khoản tiền phải đóng theo quy định sẽ được bổ sung vào các chế độ khác của bảo hiểm💮 xã hội để tăng quyền lợi cho họ khi nghỉ hưu.
Hoặc ban soạn thảo nghiên cứu thêm phương án người đóng trên 144 tháng mà chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp𓆉 thì phần dôi dư này sẽ là điều kiện để lao động được vay ưu đãi từ Quỹ nhằ♓m duy trì sinh kế, hoặc tính hưởng cho thân nhân gặp rủi ro việc làm.
Việc không bảo lưu thời gian dôi dư cho lao động tham gia trên 144 tháng bảo hiểm thất nghiệp dẫn tới nhiều vướng mắc trong thực tế. Hồi ဣtháng 5/2021, Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gửi văn ♛bản tới Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế hướng dẫn "thời gian đóng vượt quá 144 tháng được xác định là thời gian đóng nhưng chưa giải quyết hưởng trợ cấp", nghĩa là bảo lưu, ghi nhận trên hệ thống.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh thành khác căn cứ hướng dẫn này đã chi trả trợ cấp tối đa 12 tháng và bảo lưu thời gian đóng vượt cho 20.710 lao động tính từ đầu năm 2021 đến giữa tháng 8/2022. Bảo hiểm xã hội các địa phương cũng 🥃xác ✱nhận lại thời gian đóng cho lao động bởi đây là một trong các điều kiện quyết định mức hưởng 1,8-3,3 triệu đồng từ gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng thuộc Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong Covid-19.
15 tháng sau, Cục Việc làm gửi tiếp công văn hướng dẫn Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh thành, nêu rõ người đóng trê🅷n 144 tháng chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp và không được bảo lưu thời gi🅷an đóng vượt.
Vướng mắc phát sinh vì có tỉnh điều chỉnh không bảo lꦛưu và có tỉnh vẫn bảo lưu tháng đóng vượt cho lao động đã hưởng trợ cấp tối đa. Việc🐭 thực hiện không thống nhất trên cả nước gây bất bình đẳng cho người lao động vì có người được bảo lưu, người không.
Luật hiện hành quy định lao động mỗi tháng trích 1% tiền lương tham gia BHTN, doanh nghiệp đóng 1% quỹ tiền lương tháng của tổng số lao động tham gia BHTN. Trong 3 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động,🎀 lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung🐷 tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thành để làm thủ tục.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 60% bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, tối đa không quá 5 lần lương cơ sởꩲ hoặc lương tối thiểu vùng. Tiền trợ cấp cao nhất mỗi tháng hiện đạt 9 triệu đồng với lao động hưởng lương nhà nước và 23,4 triệu với lao động khu vực doanh nghiệp.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi được lấ𒁃y ý kiến từ cuối tháng 3, đề xuất hàng loạt chính sách như lao động ký hợp đồng một tháng đóng BHTN; không cố định mức đóng vào quỹ 1%; học sinh, sinh viên không làm thêm quá 20 giờ mỗi tuần; người cao tuổi được vay vốn tạo việc làm...
Hồng Chiêu