Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) vừa gửi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài🎃 thời gian của chính sách miễn thị thực (v𒅌isa) từ một năm lên 5 năm, tăng số ngày lưu trú từ 15 lên 30 ngày. Khách du lịch có thể trở lại trong vòng 30 ngày nếu chứng minh có chuyến bay khứ hồi.
Đồng thời, TAB tiếp tục đề nghị mở rộng danh sách các nước được miễn thị thực bao gồm các nước châu Âu lớn và các đối tác thương mại lớn khác, đặc biệt là Australia, Canada 🅰và New Zealand.
Danh sách bổ sung được Hiệp hội ꦑDu lịch Việt Nam đề xuất xem xét miễn visa là công dân các nước khác có nguồn khách lớn đến Việt Nam như Ấn Độ, các nước Đông Âu (Ba Lan, Czech, Slovakia, Bungaria, Hungaria, Rumania), các nước Liên Xô cũ (Kazakhstan,ജ Uzbekistan, Azerbaijan, Amenia...)
Chính sách miễn thị thực có🎉 thời hạn cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy) được thực hiện thí điểm từ 1/7ꦕ/2015 đến 30/6/2017.
Theo ông Nguyễn Xuân Hải, giám✨ đốc công ty La Palanche Voyages, việc miễn visa♋ không phải là vấn đề tiền đối với du khách mà là xóa được những phiền hà từ thủ tục xuất nhập cảnh, quan trọng hơn là thể hiện sự hiếu khách. Thực tế, mỗi khách đi 15 ngày tour chi khoảng 1.500 USD thì việc phải thêm 25 USD phí visa không quan trọng.
Việc miễn thị thực 💦không quá 15 ngày đối với công dân 5 nước này rất tốt nhưng được cho là cũng làm thay đổi việc mua tour của khách ở Việt Nam. Ông Hải phân tích: "Thay vì mua tour 3 tuần đến 4 tuần trong quá khứ, nay khách chỉ mua 15 ngày. Trong khi đó, một ngày tour tương đương 100 USD/ khách. Vì thế, nếu miễn visa 30 ngày (tức thêm 15 ngày), sẽ thu thêm 1.500 USD/ khách, tổng thu sẽ tăng thêm rất lớn".
Khách Tây tiêu bao tiề👍n mỗi ngày khi đến Sài Gòn? Video๊: Thanh Tuyết.
Lợi ích từ việc miễn visa
Việc miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu sẽ góp phần tăng nhanh lượng khách quốc tế đến Việt Nam và đạtꦬ 18-20 triệu lượt khách quốc tế đến vào năm 2020, ông Vũ Thế Bình, phó chủ tịch💛 thường trực Hiệp hội du lịch Việt Nam khẳng định.
Theo ông Bình, việc triển khai cấp v🙈isa điện tử hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho công dân 40 quốc gia xin visa vào Việt Nam, nhưng điều đó không đủ. Đối với các quốc gia phát triển du lịch, chính sách miễn thị thực luôn là vũ khí cạnh tranh để thu hút khách.
Theo thống kê, tổng số lượt khách từ 5 quốc gia nà𒐪y tăng trung bình 15,4% trong vòng 12 tháng kể từ khi chính sách miễn thị thực được ban hành. Năm 2016, mức tăng trưởng từ 5 quốc gia này là 18,4%. 4 tháng đầu năm nay, tổng lượng khách từ 5 nước Tây Âu đạt gần 333.000 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao đối với thị trường xa, có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày.
Theo điều tra của Tổng cục Du🐟 lịch, mức chi tiêu trung bình của khách từ 5 nước Tây Âu được miễn thị thực tại Việt Nam là 1.316 USD. Với số lượng khách tăng thêm 87.000 lượt người năm 2016 mang lại tổng thu trực tiếp tăng thêm đạt hơn 114 triệu USD, thu gián tiếp và lan tỏa đạt hơn 124 triệu USD. Tổng thu tăng thêm từ lượng khách du lịch từ 5 nước Tây Âu ước đạt hơn 238 triệu USD.
Tuy nhiên, theo Báo cáo về năng lực canh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong 2 năm qua, khoảng 8🔴5% các nước đã áp dụng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh.
Cũng theo Báo cáo về năng lực canh tranh du lịch toàn cầu năm 2017, Việt Nam xếp hạng thấp nhất ✅trong khối ASEAN về mức độ mở cửa quốc tế (hạng 73/136 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng). Trong 3 nội dung tạo nên chỉ số này, yêu cầu về thị thực nhập cảnh xếp hạng rất thấp 116/136; thấp nhất trong các nước ASEAN.
Hiện nay, Việ🍰t Nam đang miễn thị thực cho công dân 22 nước, vùng lãnh thổ. Thái Lan miễn thị thực cho công dân 61 nước, Malaysia là 155, Singapore là 158, Indonesia là 169 nước, Brunei là 58. Các nước này đều áp dụng chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu và thị thực điện tử (e-visa).
Trước thực trạng yếu kém về năng lực cạnh tranh du lịch và các vấn đề đặꦛt ra ở trên, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cải thiện chính sáchဣ thị thực để thu hút khách quốc tế.
Thúy Hà