Ngày 23/7, b🗹à Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết biến đổi khí hậu và nắng nóng kéo dài, nguồn nước ngọt tại đảo giảm sút nghiêm trọng, nguồn nước ngầm bị xâm nhập mặn. Huyện đề xuất cải tạo và nâng cấp hồ Thới Lới nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tươi choꦕ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế, du lịch của đảo.
Năm 2012, tỉnh Quảng Ngãi đã tận dụng miệng núi lửa Thới Lới xây dựng hồ chứa nước có dung tích 270.000 m3, với cao trình đập 120 m và chiều dài thân đập 208 m, đáp ứng nh🌜u cầu tưới tiêu cho 60 ha đất nông nghiệp của huyện.
Sau 12 năm sử dụng, hồ đang bị bồi lắng, làm giảm năng lực cấp nước✨. Hiện hồ chứa nước này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới của người ☂dân khu vực thôn Đông An Hải.
Trong khi đó, huyện đảo Lý Sơn có diện tích hơn 10 km2, với dân số khoảng 24.000 người và hơn 300 ha đất nông nghiệp chủ yếu trồng hành và tỏi. Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng đã gây thiếu nước không chỉ cho sản xuất và sinh hoạ🎐t.
"Nếu giữ nguyên hiện trạng hồ Thới Lới sẽ không đáp ứng đủ nhu cầ🏅u ngày càng tăng của hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đảo và sinh hoạt của người dân, phát triển du lịch, kin🥂h tế", lãnh đạo huyện Lý Sơn nói.
Đề xuất nói trên đã được UBND Quảng Ngãi giao cho Sởജ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xem xét, tham mưu và báo cáo trước ngày 10/8.
Đảo Lý Sơn cách đất liền 🔯hơn 20 km, được hình thành từ núi lửa phun trào hàng triệu năm trước, gồm đảo Lớn và đảo Bé, theo nghiên cứu địa chất. Trên đảo Lớn có 5 miệngඣ núi lửa, lớn nhất là núi Thới Lới với đường kính đáy 1,4 km và đường kính miệng 0,35 km.
Trước đó, hồi tháng 5/2023, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi muốn đầu tư hệ thống thu gom một triệu m3 nước mưa trên đảo Lý Sơn với kinh phí 250 tỷ đồng để phục vụ tưới tiêu và sinh hoạ🏅t.
Phạm Linh