Sáng 19/6, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hꦍộ. Điều 17 nêu yêu cầu phòng cháy nhà ở với hàng loạt tiêu chí như: hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng phải bảo đảm an toàn; chất dễ cháy nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt. Nhà ở phải có giải pháp thoát nạn, thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù h꧟ợp với khả năng, điều kiện thực tế. Nhà ở kết hợp kinh doanh cần có thêm giải pháp ngăn cháy giữa khu vực ở với khu vực kinh doanh.
Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, ngoài kế thừa quy định hiện hành, dự luật đã bổ sung quy định mới để khắc phục những vướng mắc hiện nay và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về 🔜hoạt động phòng cháy. Trong đó, dự thảo quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng 🦩cháy và nâng cao yêu cầu cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện có liên quan đến cháy, nổ.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới đánh giá dự thảo đã xác định rõ hơn cách thức áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện phòng cháy đối với từng loại cô🐽ng trình, dự án. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục đánh giá kỹ tác động của các quy định về điều kiện an toàn phòng cháy đối với nhà ở, phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở.
Dự thảo cần quy định loại hình phòng cháy phù hợp với từng địa bàn, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; quy định cụ thể về yêu cầu thiết kế,🎃 lắp đặt hệ thống điện, nghiên cứu bổ sung quy định về quản lý phương tiện giao thông chạy bằng điện. Việc bố trí các trụ nước chữa cháy trên mạng lưới cấp nước tập trung cần được làm rõ và bổ sung quy định cho phép người chỉ huy chữa cháy được quyền "cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực chữa cháy".
Bộ Khoa học và Công n💮ghệ đang thẩm định dự thảo Tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế để giải ✅quyết bất cập phòng cháy chữa cháy với nhà ở đô thị. Các tiêu chuẩn không mang tính bắt buộc mà khuyến nghị áp dụng cho các công trình nhà ở nhiều căn hộ, nhà dưới 7 tầng xây mới (chiều cao dưới 25 m), hoặc cải tạo, chuyển đổi công năng, thay đổi mục đích sử dụng, kinh doanh hỗn hợp.
Với nhà ở không kinh doanh, chủ nhà cần bố trí tối thiểu một lối ra thoát nạn (cửa ra) và đường thoát nạn (gồm hành lang, cầu thang bộ, buồng thang bộ) để toàn bộ người trong nhà thoát được ra bên ngoài hoặc sang nhà liền kề. Cửa cần mở được từ bên trong dễ dàng, nhanh chóng. Các cửa vận hành bằng điện cần mở được nhanh chóng ngay cả khi mất điện. Nếu sử dụng thang có độ cao từ 10 m trở lên, chủ nhà phải có lồng bảo vệ an toàn khꦆi thoát nạn.
Các gia đình cần trang bịܫ dụng cụ phá dỡ tại gần vị trí lối ra thoát nạn hoặc lối ra khẩn cấp của nhà để nhanh chóng mở được các cửa khi cần thiết. Chiều rộng thông thủy của lối thoát nạn tối thiểu 0,8 m, cao tối thiểu 1,9 m. Lối thoát nạn tạ🧔i tầng một cần thoát trực tiếp ra ngoài, trường hợp thoát qua gian phòng khác phải duy trì chiều rộng lối đi và có giải pháp ngăn cháy từ các vật dụng, thiết bị dễ cháy nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt (ôtô, xe máy...).
Với nhà ống kết hợp kinh doanh, nếu nhà cao 2 tầng, số người tại tầng 2 không quá 50, chủ nhà cầ༺n bố trí tối thiểu một lối ra thoát nạn từ tầng 2 qua cầu thang bộ. Nhà từ 3 tầng trở lên cần có tối thiểu hai lối ra thoát nạn từ mỗi tầng. Nếu trong nhà bố trí khu vực có nguy cơ phát sinh cháy cao (khu để ôtô, môtô, xe gắn máy, xe điện, hay hàng hóa, đồ đạc bằng chất hoặc vật liệu dễ bắt cháy...) ở tầng một/trệt, nơi có lối ra thoát nạn của nhà thì phải có giải pháp ngăn cháy khu vực này với lối ra thoát nạn.
Gần một năm qua, Hà Nội xảy ra hai vụ cháy lớn. Tháng 9/2023, chung cư mini ở Khương Đình (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) bốc cháy làm 56 người chết, 37 người bị thương. Hôm 24/5 vừa qua, một vụ hỏa hoạn kháꦗc xảy ra trên phố Trung 𒅌Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy khiến 14 người chết, 6 người bị thương. Hai vụ đều xuất phát từ những ngôi nhà nằm sâu trong ngõ nhỏ, nơi lực lượng phòng cháy khó tiếp cận.