Chiều 5/11, Tổng Thanh ෴tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong có 30 phút tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Phó thủ tướng Lê Minh Khái giải trình, làm rõ thêm vấ👍n đề đại biểu quan tâm. Dù được sắp xếp 70 phút trong phiên làm việc chiều, nội dung chất vấn lĩnh vực thanh tra đã kết thúc sớm 20 phút.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soꦦi mặt, nhưng thời gian qua vẫn còn nhiều cán bộ mắc sai phạm. Ông Huân nói không muốn đi sâu vào hiện tượng cụ thể mà chỉ muốn hỏi Tổng thanh tra Chính phủ về biện pháp lâu dài, căn cơ để xây dựng lực lượng thanh tra liêm chính, trong một Chính phủ liêm chính.
"Cần có bộ quy tắc quy định về liêm chính để cán bộ thanh tra tuân thủ và tự bảo vệ mình. Tổng Thanh tra và Thanh tra Chính phủ đã có những văn bản tương tওự như vậy chưa, và nếu chưa thì có định xây dựng trong tương lai hay không?", ông Huân chất vấn.
Ông Đoàn Hồng Phong cho biết, xây dựng lực lượng thanh tra liêm chính là nhiệm vụ quan trọng. Thanh tra Chính phủ đã ban hành v▨ăn bản yêu cầu cán bộ thanh tra phải tuân thủ quy định pháp luật, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, liêm chính, chí công vô tư; quy định chặt chẽ từ khâu thanh tra đến thẩm định để không vi phạm về đạo đức công vụ.
"Sắp tới Thanh tra Chính phủ và các cơ quan sẽ trình Bộ Chính trị ban hành ꦉquy định về kiểm soát🥂 quyền lực trong hoạt động thanh tra. Đây là giải pháp căn cơ, lâu dài", ông Phong nói.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thanh V💖ân (Cà Mau) cho rằng, nguyên nhân căn bản của việc chậm kết luận thanh tra liên quan đến phân công quyền lực trong hoạt động thanh tra. Quyền lực càng tập trung, càng có nguy cơ tiêu cực🌳. "Vậy tại sao chúng ta lại trao cho Tổng thanh tra Chính phủ ở cấp Trung ương, và Thủ trưởng cơ quan thanh tra ở địa phương được quyền quyết định Đoàn thanh tra và tự mình ký kết luận thanh tra", đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn.
Theo ông Vân, cần phân công lại th🐟eo hướng thủ trưởng cơ quan thanh tra chỉ sử dụng quyền thủ trưởng để kiểm soát, đôn đốc làm đúng🏅 pháp luật. Còn đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm và trưởng đoàn thanh tra phải ký kết luận thanh tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này.
Tổng Thanh tra Chính phủ nói nguyên nhân kết luận thanh tra chậm đa phần do chủ quan. Trong đó, nhiề꧑u cuộc thanh tra mất thời gian do có quy mô lớn, phức tạp, liên quan nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển nền kinh tế, nên việc xem xét kết luận thanh tra phải kỹ lưỡng, thận trọng. Một số quy định pháp luật có n𓆉hiều cách hiểu nên cần tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn.
Bên cạnh đó, ওkhối lượng thanh tra rất lớn, có nhiều yêu cầu đột xuất, trong đó Ban chỉ đạo Trung ương phò⛄ng, chống tham nhũng tiêu cực, Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu theo từng năm, như năm 2022 có 4 cuộc thanh tra chuyên đề và thanh tra đột xuất. Do lực lượng có hạn nên việc thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ cũng khó khăn. Ý thức, trách nhiệm một số đoàn thanh tra, lãnh đạo cục, vụ còn thấp.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, hoạt động tố tụng được thực hiện bởi chức năng tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn độc lập như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Còn hoạt động thanh tra thực hiện bởi cơ quan thanh tra trong hệ thống quản lý hành chính Nhà nước, theo thủ tục hành chính, dựa trên nguyên tắc chế độ thủ trưởng. Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan mình, vì vậy thủ trưởng cơ quan thanh tra phải là người quyết định thanh tra, ký kết luậnꦍ và chịu trách nhiệm về kết luận.
"Người quyết định thanh💖 tra có đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn để đảm bảo tính chính xác, khách quan của kết luận thanh tra", ông Phong nói, khẳng định việc này đang thực hiện đúng quy định.
Còn đối với đề nghị của đại biểu Lê Thanh Vân, ông Phong cho rằng trong dự thảo luật đang được Quốc hội cho ý kiến, Thanh tra Chính phủ được giao xây dựng theo hướng Thanh tra Chính phủ là cơ quan độc lập, như Bộ Công an hay VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, hội đồng thẩm định của dự án luật này không đồng ý quan điểm này. Thanh tra Chính phủ xác định sau 10 năm nữa tổng kết Luật Thanh tra sửa đổi có thể áp dụng như đề n🧜ghị.
Điều hành phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết theo quy định 💮của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, giải trình chung về Luật Thanh tra (sửa đổi) và s🍃ẽ báo cáo Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua. Việc này Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Pháp luật, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chuẩn bị để báo cáo Quốc hội.
Về một số hạn chế của công tác thanh tra, đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó đoàn Đồng Tháp) nêu thực trạng thanh tra thường xuyên, độ🅺t xuất nhưng không phát hiện được vi phạm mà sau khi có tố cáo phải tái thanh tra mới phát hiện. "Dư luận nghi ngờ có tiêu cực của Đoàn๊ thanh tra trước", ông Hòa nói, dẫn chứng những vụ tiêu cực do báo chí phát hiện, nhiều vụ do công an điều tra ra rồi truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng thanh tra chưa kết luận. Ông đề nghị làm rõ nguyên nhân của tình trạng này.
Tổng Thanh tra Chính phủ giải thích, nguyên nhân phần lớn do chủ quan. Ý thức chấp hành kỷ luật, thực thi nhiệm vụ của đoàn thanh tra, từ trưởng đoàn tới thành viên chưa cao, thiếu trách nhiệm nên để xảy ra sai phạm. Ngoài ra, cơ chế chính sách còn bất cập, cùng một vấn đề nhưng ꦫcách hiểu giữa các cơ quan còn khác nhau; thanh tra chưa sâu sát nên kết quả chưa sát bản chất vụ việc.
Tuy vậy, ông cho biết các cuộc do Thanh tra Chính phủ tiến hành chiếm tỷ trọng lớn tro෴ng số vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển cơ quan điều tra. Trong số 30 vục, nhóm vụ việc chuyển cơ quan điều tra sau thanh tra phòng chống Covid-19, thì chủ yếu nằm ở kết quả 3 cuộc do Thanh tra Chính phủ thực hiện tại Hà Nội, TP HCM, Bộ Y tế. Nhóm vụ việc do địa phương t🐟hực hiện chuyển cơ quan điều tra rất ít.
Đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang) nêu thực trạng vi phạm quy định trong quản lý, sử dụng đất đai dẫn đến thiệt hại cho ngân sách Nhà nước, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư hoặc của người dân. Ông đề nghị Tổng Thanh tra Cꩲhính phủ cho biết trách nhiệm và giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận vẫn còn những vụ tiêu cực, nhất ꧂là trong lĩnh vực đất đai, như đầu tư xây dựng có sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thủ tục hải quan, cấp phép khai thác khoáng sản. Giải pháp là cần cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin t෴rong thực thi công vụ, tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm.
Về vấn đề nhiều khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, theo ông Phong, c🌃ần rà soát bất cập trong quy định để sửa đổi, chấn ch൲ỉnh công tác quy hoạch, hoàn thiện hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu về đất đai, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quản lý.
Tham gia giải trình, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói năm 2022 Chính phủ rất quan tâm công tác thanh tra, coi đây là nhiệm🤡 vụ trọng tâm, thường xuyên. Hàng năm, Thủ tướng phê duyệt chương trình, định hướng t𝕴hanh tra. Trên cơ sở này, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các bộ ngành, địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, chấn chỉnh thiếu sót trong quản lý nhà nước, khắc phục bất cập, sơ hở.
Thủไ tướng, Chính phủ thường xuyên yêu cầu ngành thanh tra nâng cao chất lượng, phối hợp cùng Kiểm toán để tránh chồng chéo, nhất là tại doanh nghiệp. Chính phủ đã chỉ đạo ngành thanh tra tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng mà dư luận xã hội quan tâm như đầu tư cơ bản, đấu thầu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đất đai, tài chính, chứng khoán, ngân hàng.
Về phản ánh của nhiều đại biểu là công tác thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp, Phó thủ tướng nói tỷ lệ t♓hu hồi tài sản tham nhũng được thanh tra phát hiện ♋đạt 60%, là tỷ lệ rất lớn. Tuy nhiên, một số cuộc thanh tra ban hành kết luận chưa đạt yêu cầu. "Kết luận thanh tra là sản phẩm của hoạt động thanh tra, phải nhìn nhận là có kết luận chưa rõ ràng, chưa chỉ rõ nguyên nhân, giải pháp", Phó thủ tướng nói.
Để tháo gỡ vướng mắc liên quan các dự án đất đai đã có kết luận thanh tra, bản án tại một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thủ tướng đã lập tổ công tác cùng rà so🌟át. Hiện tổ công tác đã cơ bản xây dựng xong đề án, dự thảo tờ trình, xin ý kiến Bộ Chính trị để sớm đưa vào khai thác tài sản đất đai, phục vụ phát triển đất nước.
Theo ông Khái, dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi sẽ góp phần tích cực giải quyết việc chậm ban hành kết luận thanh tra. "Đại biểu phản ánh có những cuộc thanh tra từ năꦐm 2015 nhưng đến nay chưa ban hành kết luận thanh tra, nhưng đó chỉ là 1-2 cuộc", ông nói.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là sự chủ quan, khi thực hiện thanh tra tham vọng lớn, phạm vi và đối tượng rộng, nhưng quá sức so với lực lượng thanh tra. Việc này, Chính phủ 𝓡sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu để đẩy nhanh việc ban hành kết luận thanh tra.
Về việc phát hiện vi phạm nhiều nhưng kết luận và chuy𒅌ển cơ quan điều tra ít, ông Khái nói đánh giá vi phạm và thiệt hại để chuyển điều tra "có lúc còn mong manh". Cơ quan thanh tra ܫcũng có thể cho khắc phục, đến thời gian nhất định không khắc phục được thì mới chuyển cơ quan điều tra. "Việc này phải nhìn nhận tổng thể, làm sao khắc phục hành vi vi phạm, nếu cố tình thì đề nghị xử lý theo quy định pháp luật để thượng tôn pháp luật", Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói.
Kết thúc phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương tổng🎃 kết có 31 đại biểu đã chất vấn, 8 người tranh luận, còn 29 đại biểu đăng ký chất vấn và tranh luận, sẽ gửi nội dung đến Tổng thanh tra Chính phủ để trả lời bằng văn bản.
Phó chủ tịch Quốc hội đánh giá phiên chất vấn diễn ra thẳng thắn, khách quan, phản ánh được ý chí, nguyệ𒅌n vọng của người dân. Tổng thanh tra Chính phủ trong lần đầu tiên trả lời chất vấn đã nắm được vấn đề phụ trách, trả lời đầy đủ, bao q🥀uát, đề xuất được một số giải pháp để cải thiện công tác thanh tra trong giai đoạn tới.
Xem diễn biến chính