-
14h10
Đề xuất Thanh tra Chính phủ là cơ quan độc lập như Bộ Công an
Phát biểu tranh luận, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, nguyên nhân căn bản khiến kết luận thanh tra chậm trễ thường liên quan đến phân công quyền lực trong hoạt động thanh tra. Quyền lực càng tập trung, càng có nguy cơ có tiêu cực. "Vậy tại sao chúng ta lại trao cho Tổng thanh tra Chính phủ ở cấp Trung ương, và Thủ trưởng cơ quan thanh tra ở địa phương được quyền quyết định Đoàn thanh tra và tự ✅mình ký kết luận thanh tra", đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn.
Theo ông, cần phân công lại theo hướng thủ trưởng cơ quan thanh tra chỉ sử dụng quyền thủ trưởng để kiểm soát, đôn đốc làm đúng pháp luật. Còn Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm và Trưởng Đoàn thanh tra ꦛphải ký kết luận thanh tra, chịu trách nhiệ🌄m trước pháp luật về vấn đề này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nói nguyên nhân kết luận thanh tra chậm đa phần do chủ quan.🦹 Trong đó, nhiều cuộc thanh tra mất thời gian do có quy mô lớn, phức tạp, liên quan nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển nền kinh tế, nên việc xem xét kết luận thanh tra phải kỹ lưỡng, thận trọng. Một số quy định pháp luật có nhiều cách hiểu khác nhau nên cần tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn.
Bên cạnh đó, khối lượng thanh tra rất lớn, có nhi𝄹ều yêu cầu đột xuất, trong đó Ban chỉ đạo Trung ương Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu theo từng năm, như năm 2022 có 4 cuộc thanh tra chuyên đề và thanh tra đột xuất. Do lực lượng có hạn nên việc thực hiệ𝄹n cũng khó khăn. Cùng với đó là ý thức, trách nhiệm một số đoàn thanh 🃏tra, lãnh đạo cục, vụ còn thấp.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, hoạt động tố tụng được thực hiện bởi chức năng tư phá🌠p, có nhiệm vụ, quyền hạn 📖độc lập như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Còn hoạt động thanh tra thực hiện bởi cơ quan thanh tra trong hệ thống quản lý hành chính Nhà nước, theo thủ tục hành chính, trên nguyên tắc chế độ thủ trưởng. Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan mình, vì vậy thủ trưởng cơ quan thanh tra phải là người quyết định thanh tra, ký kết luận và chịu ඣtrách nhiệm về kết luận.
"Người 🙈quyết định thanh tra có đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn để đảm bಞảo tính chính xác, khách quan của kết luận thanh tra", ông Phong nói, khẳng định việc này đang thực hiện đúng quy định.
Còn đối với đề nghị của đại biểu Lê Thanh Vân, ông Phong cho rằng trong dự thảo luật vừa qua, Thanh tra Chính phủ được giao xây dựng theo hướng Thanh tra Chính🌸 phủ là cơ quan độc lập, như Bộ Công an hay VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, hội đồng thẩm định của dự án luật này không đồng ý quan điểm đó. Thanh tra Chính phủ xác định sau 10 ওnăm n👍ữa tổng kết Luật Thanh tra sửa đổi có thể áp dụng như đề nghị.
Điều hành phiên họp, Phó chủ tịꩵch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hộ🎐i sẽ có tiếp thu, giải trình chung về Luật Thanh tra (sửa đổi) và sẽ báo cáo Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua. Việc này Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Pháp luật, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chuẩn bị để báo cáo Quốc hội.
-
14h20
Sẽ trình Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực trong thanh tra
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói cán bộ thanh tra như cái ✨gương cho người ta soi mặt, nhưng thời gian qua vẫn còn nhiều cán bộ thanh tra mắc sai phạm. Ông nói, không muốn đi sâu vào các hiện tượng cụ thể mà chỉ muốn hỏi về biện pháp lâu dài, căn cơ để xây dựng lực lượng thanh tra liêm chính, trong mộ♊t Chính phủ liêm chính.
"Cần có bộ quy t🌄ắc quy định về liêm chính để cán bộ thanh tra tuân thủ và tự bảo vệ mình. Tổng Thanh tra là Thanh tra Chính phủ đã có những văn bản tương tự như vậy chưa, và nếu chưa có thì có định xây dựng trong tương lai hay không?", ông Huân chấ🌟t vấn.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, xây dựng lực lượng thanh tra liêm chính là nhiệm vụ quan trọng. Thanh tra Chính phủ đã ban hành các văn bản về việc này, yêu cầu cán bộ thanh tra phải tuân thủ quy định pháp luật, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, liêm chính, chí công vô tư. Quy địn𒊎h từ khâu thanh tra đến khâu thẩm định cũng rất chặt chẽ, để không có vi phạm về đạo đức công vụ.
"Sắp🎐 tới Thanh tra Chính phủ và các cơ quan sẽ trình Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra. Đây là giải pháp căn cơ,🐓 lâu dài", ông Phong nói.
-
14h25
Số vụ chuyển cơ quan điều tra chủ yếu do Thanh tra Chính phủ thực hiện
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó đoàn Đồng Tháp) Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực trạng thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất nhưng không phát hiện được vi phạm mà sau khi có tố cáo phải tái thanh tra mới phát hiện có vi phạm. "Dư luận nghi ngờ là có tiêu cực của Đoàn thanh tra trước", ông Hòa nói, dẫn chứng có những vụ tiêu cực do báo chí phát hiện, nhiều vụ d꧟o công an điều tra ra rồi truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng thanh tra chưa kết luận. Ông đề nghị làm rõ nguyên nhân của tình trạng này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong giải thích, nguyên nhân của thực trạng này phần lớn do chủ quan. Ý thức chấp hành kỷ luật, thực thi nhiệm vụ của đoàn thanh tra, từ trưởng đoàn tới thành viên chưa cao, thiếu trách nhiệm nên để xảy ra sai phạm. Cơ chế chính sách còn bất cập, cùng một vấn đề nhưng cách hiểu giữa các cơ quan còn khác nhau; tha♌nh tra chưa sâu sát nên kết quả chưa sát bản chất vụ việc.
Tuy vậy, ông cho biết các cuộc do Thanh tra Chính phủ tiến hành chiếm tỷ trọng lớn trong số vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển cơ quan điều tra. Trong số 30 vụ việc, nhóm vụ việc chuy🎶ển cơ quan điều tra sau thanh tra phòng chống Covid-19, thì chủ yếu nằm ở kết quả 3 cuộc do Thanh tra Chính phủ thực hiện tại Hà Nội, TP HCM, Bộ Y tế. Nhóm vụ việc do các địa phương thực hiện chuyển cơ quan điều tra rất ít.
-
14h30
Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn nhức nhối
Đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang) nêu thực trạng vi phạm quy định trong quản lý, sử dụng đất đai dẫn đến thiệt hại cho ngân sách Nhà nước, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư hoặc của người dân. Ông đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ c💧ho biết trách nhiệm và giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận vẫn còn những vụ tiê♑u cực xảy ra, nhất là trong lĩnh vực đất đai, như đầu tư xây dựng có sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thủ tục hải quan, cấp phép khai thác khoáng sản.
Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, Tổng T🔯hanh tra cho rằng cần thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính đảm bảo công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ, tăng cường kiểm tra giám sát phát hiện xử lý nghiêm cán bộ nếu có sai phạm.
Về vấn đề nhiều khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, ông Phong cho rằng cần rà soát bất cập trong quy định để sửa đổi, chấn c🅘hỉnh công tác quy hoạch, hoàn thiện hệ thống quản lý🌠, cơ sở dữ liệu về đất đai, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quản lý đất đai để xử lý nghiêm các vi phạm.
-
14h40
Người vi phạm được giới hạn thời gian khắc phục hậu quả
Tham gia giải trình, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói năm 2022, Chính phủ rất quan tâm công tác thanh tra, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Hàng năm, Thủ tướng phê duyệt chương trình, định hướng thanh tra. Trên cơ sở này, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các bộ ngành, địa phương xây dựng v🗹à thực hiện kế hoạch thanh tra, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, chấn chỉnh thiếu sót trong quản lý nhà n🍃ước, khắc phục bất cập, sơ hở.
Thủ tướng, Chính phủ thường xuyên yêu cầu ngành thanh tra nâng cao chất lượng, phối hợp cùng Kiểm toán để xử lý chồng chéo, nhất là tại doanh nghiệp. Chính phủ đã chỉ đạo ngành thanh tra tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng mà dư luận xã hội quan tâm như đầu tư cơ bản, đấu thấu, cổ phần hóa doanh ngh🙈iệp nhà nước, đất đai, tài chính, chứng khoá🌺n, ngân hàng.
Ông Khái cho biết, Thủ 𒊎tướng đã chỉ đạo ngành thanh tra tăng cường đôn đốc, đảm bảo kết luận thanh tra được thực hiện nghiêm, nhất là thu hồi tài sản nhà nước, chuyển vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra.
Về phản ánh của nhiều đại biểu là công tác thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp, Phó thủ tướng nói tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng được thanh tra phát hiệnꦐ đạt 60% là con số rất lớn. Tuy nhiên, một số cuộc thanh tra ban hành kết luận chưa đạt yêu cầu. "Kết luận thanh tra là sản phẩm của hoạt động thanh tra, phải nhìn nhận là có những kết luận chưa rõ ràng, chưa chỉ rõ nguyên nhân, giải pháp", Phó t💫hủ tướng nói.
Để tháo gỡ vướng mắc liên quan các dự án đất đai đã có kết luận thanh tra, bản án tại một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thủ tướng đã lập tổ công tác cùng rà soát. Hiện tổ công tác đã cơ bản xâyও dựng xong đề án, dự thảo tờ trình, xin ý kiến Bộ Chính trị để sớm đưa vào khai thác tài sản đất đai, phục vụ phát triển đất nước.
Theo ông Khái, dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi sẽ góp phần tích cực giải quyết việc chậm ban hành kết luận thanh tra. "Có đại biểu phản ánh có nhữಞng cuộc thanh tra từ năm 2015 nhưng đến nay chưa ban hành kết luận thanh tra, thì đó chỉ là còn một hai ✤cuộc thôi", ông nhấn mạnh.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do chủ quan, khi thực h🍎iện thanh tra tham vọng lớn, phạm vi và đối tượng rộng, nhưng quá sức so với lực lượng thanh tra. Việc này, Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu để đẩy nhanh việc ban hành kết ﷺluận thanh tra.
Về việc phát hiện vi phạm nhiều nhưng kết luận và chuyển cơ quan điều tra ít, ông Khái nói đánh giá vi phạm và t🙈hiệt hại để chuyển điều tra "có lúc còn mong manh". Cơ quan thanh tra cũng có thể cho khắc phục, đến thời gian nhất định không khắc phục được thì mới chuyển cơ quan đi🦹ều tra.
"Việc này 𓆏phải nhìn nhận tổng thể, làm sao khắc phục hành vi vi phạm, nếu cố tình thì đề nghị xử lý theo quy định pháp luật để thượng tôn pháp luật", Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói và cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt c🌺ơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
-
14h50
Phiên chất vấn diễn ra thẳng thắn, khách quan
Kết thúc phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết có 31 đại biểu đã chất🦂 vấn, 8 đại biểu tranh luận, còn 29 đại biểu đăng ký chất vấn và tranh luận, sẽ gửi nội dung đến Tổng thanh tra Chính phủ để trả lời bằng văn bản꧃.
Phó chủ tịch Quốc hội đánh giá phiên chất vấn diễn ra thẳng thắn, khách quan, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của người dân. Tổng thanh tra Chính phủ trong lần đầu tiên trả lời chất vấn đã nắm được vấn đề phụ trách, trả lời đầy 𝓀đủ, bao quát, đề xuất được một số giải pháp để cải thiện công tác thanh tra trong giai൩ đoạn tới.