Đây là một trong những đề xuất được đại diện FPT nêu tại chuyến thăm của Thứ trường thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cùng Đoàn Trưởng cơ quan đại🅰 diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 chiều 21/2.
Theo Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa, tập đoàn đã hiện thực hóa khát vọng đưa trí tuệ Việt Nam vươn ra toàn cầu, với doanh thu một tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài năm 2023. FPT hiện diện tại 30 quốc gia, cùng đội ngũ nhân sự với hơn 70 quốc tịch. Năm ngoáꦗi, tập đoàn này cũng mua lại bốn công ty ở châu M🥃ỹ và châu Âu.
Tuy nhiên theo lãnh đạo một số chi nhánh, văn phòng của FPT ♏ở một số khu vực, như châu Âu, Việt Nam vẫn chủ yếu được biết đến là nơi xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản, trong khi ngành công nghệ thông tin chưa được nhắc tới nhiều như tiềm năng hiện có.
"FPT đề xuất cần thúc đẩy ngoại giao kinh tế tr✱ong lĩnh vực công nghệ, để tăng cường quảng bá hܫình ảnh thương hiệu cho ngành công nghệ thông tin của Việt Nam, như một điểm đến hàng đầu với nguồn lực tốt nhất về chuyển đổi số, AI, Big Data, Automotive, Chip", ông Khoa nói.
Ngoài ra, trong lĩnh vực đào tạo, đại diện tập đoàn cũng mong muốn Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đại diện tại nước ngoài thúc đẩy các chương trình hợp tác về giá🌄o dục và chuyển giao chương trình đào tạo, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ mới như AI, chip bán dẫn. Môt số chi nhánh tại nước ngoài gặp khó khăn xin visa làm việc dài hạn tại một số thị trường trọng điểm cũng tỏ mong muốn được 🅘hỗ trợ tháo gỡ.
Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết ông tin tưởng năng lực của cꦜông ty Việt Nam, và "tự hào khi các công nghệ này đều do những người Việt trẻ nghiên cứu và phát t𓄧riển". Về những đề xuất của FPT, Thứ trưởng ghi nhận và sẽ cùng các Trưởng Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài xem xét tháo gỡ.
Việt Nam từng được nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá cao về năng lực công nghệ thông tin cũng như đội ngũ nhân sự. Tại chuyến thăm Việt Nam cuối năm ngoái, nhà sáng lập Nvidia Jensen Huang khẳng định "để có lực lượng chuyên gia hùng hậu về phần mềm như Việt Nam là điều không dễ dàng". Ông Huang cho biết có rất nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực máy tính làm việc trê🦹n khắp🔥 thế giới là người Việt và nhìn nhận Việt Nam có thể tạo ra "đội ngũ kỹ sư AI hùng hậu nhất thế giới".
Theo FPT, Việt Nam đã xếp thứ hai trong danh sách các quốc gia, điểm đến của toàn cầu về dịch vụ Công nghệ thông tin, được thế giới biết tới như một trung tâm cho đầu tư kinh doanh và đổi mới số. Tập đoàn đang hướng đến cột mốc tiếp theo là 5 tỷ USD doanh thu từ dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài. Chip bán dẫn, AI, automotive được tập đoàn xem là những hướng đi trọng tâm trong thời gian tới và là một trong những yếu tố then chốt để Việ꧂t Nam đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Lưu Quý