Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Giáo dục và Đà𝐆o tạo, cho biết thông tin trên khi tiếp xúc cử tri quận Hà Đông, huyện Thanh Oai và Thanh Trì, 🅰chiều 17/11. Ông nói việc này thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới giáo viên.
Trong dự thảo Tờ trình Chính phủ hôm 8/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất mức phụ cấp ưꦐu đãi 100% với giáo viên mầm non làm việc tại xã 🀅khu vực III, thuộc các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; còn lại hưởng 70% - gấp đôi mức 50 và 35% được quy định trong Quyết định số 255 năm 2005 của Chính phủ về nội dung này.
Ngoài phụ cấp ưu đãi, người đứng đầu ngành Giáo dục cho biết cũng đang rà soát các chế độ, chính sách và hoạt động chuyên môn khác, "làm sao để giáo viên yên tâm công tác, dạy dỗ h🌞ọc s🃏inh".
Ông Sơn "rất vui và phấn khởi" khi Quốc hội thông qua việc tăng lương cơ sở từ 1,49 lên 1,8 triệu đồng một tháng cho công chức, viên 🤪chức từ 1/7/2023. "Ngành giáo dục chiếm 70% số công chức, viên chức cả nước, nên tăng lương cho nhóm này đồng nghĩa giáo viên trong ngành cũng được chăm sóc quyền lợi", ông Sơn nói.
Trả lời VnExpress hôm 4/11, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chꦬo biết thu nhập bình quân của giáo viên mầm non sau 5 năm công tác đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng, đã gồm phụ cấp và thâm niên. Với người mới tuyển, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng trong 2-3 năm đầu.
Giáo viên mầm non ở các vùng đặc biệt khó khăn, được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút🍌 củ🌃a địa phương hoặc làm việc tại các trường chuyên biệt (trường cho trẻ em cần chăm sóc đặc biệt) thì lương sau 5 năm công tác có thể đạt 6 triệu đồng, "nhưng số lượng không nhiều". Chưa kể, những giáo viên này phải làm việc trong môi trường khó khăn, mức này cũng được đánh giá chưa tương xứng công sức.
Từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành, chủ yếu ở khối mầm n෴on, tiểu học.
"Thực🌠 tr🌼ạng này đòi hỏi phải cấp bách tăng lương và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhất là khối mầm non, tiểu học", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Võ Hải - Thanh Hằng