Ngày 6/12, Ủy ban Xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện⛦ một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ phòng, chống Covid-19.
Dự thảo dành điều 3 đề cập chính sách kinh phí cho việc tiêm chủng, xét nghiệm, khám bệnh, chữa bệnh Covid-19. Trong đó, riêng với cơ sở khám bệnh, chữa bện💮h tư nhân được huy động tham gia p📖hòng, chống dịch Covid-19, Chính phủ đề xuất áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do HĐND cấp tỉnh nơi huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia quyết định.
Mức giá này không vượt quá mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn. "Hiện các cơ sở y tế tư nhân được huy động tham gඣia tiêm chủng, thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 nhưng chưa có quy định mức giá🐲 để thanh toán chi phí", Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay.
Đề xuất này được nhóm nghiên cứu Tiểu ban Y tế - Dân số của Ủy ban Xã hội cho rằng không đủ bù đắp chi phí mà cơ sở y tế tư nhân bỏ ra vì giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa được tính 🎃đúng, tính đủ. Để khuyến khích cơ sở y tế tư nhân tham gia vào việc tiêm chủng, xét nghiệm, khám chữa bệnh Covid-19, nhóm đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu cơ chế thanh toán vừa đảm bảo bù đắp chí phí vận hành của cơ sở tư nhân, vừa phù hợp khả năng chi trả của Nhà nước. Chính phủ cần quy định rõ nguồn chi cho các hoạt động phòng, chống ✨Covid-19 khác, bên cạnh chi phí điều trị của cơ sở y tế tư nhân.
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia là cần thiết, cấp bách, cần khuyến khích, tạo động lực cho lực lượng này tham gia, có cơ chế bù đắp chi phí vận hành, nhưng cũngꦰ cần làm rõ cách thức, nội dung áp dụng, thanh toán. "Các cơ chế đặc biệt cần được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo thống nhất với nội dung khi sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh", ông Mẫn nói.
Nghị quyết số 268 của Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 86 của Chính phủ quy định việc thanh toán chi phí khám, chữa cho người bệnh Covid-19 tại các cơ sở thu dung, điề♋u trị Covid-19 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế. Chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19 thực hiện theo quy định của pháp luật v🌄ề bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 còn gặp khó khăn trong việc bóc tách chi phí để thanh toán theo các nguồn. Lý do là có thời điểm Covid-19 bùng phát mạnh, bệnh nhân đông, nhân viên y tế không có thời gian lập các biểu mẫu, hồ sơ thống kê để bóc tách chi phí điều trị bệnh Covid-19 do ngân sách nhà nước chi trả và chi phí khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nền hoặc bệnh khác do Quỹ bảo h𓆉iểm y tế chi trả.
Nhiều người bệnh khi nhập viện không mang giấy tờ tùy thân, không mang theo tiền hoặc nhiều người bệnh vào nằm điều trị rồi đến lúc tử vong cũng không thể liên hệ với người nhà nên không thể thực hiện việc thu viện phí. Vì vậy, Chính phủ kiến nghị bổ sung quy định trường hợp không bóc🌠 tách được chi phí thì ngân sách nhà nước sẽ chi trả toàn bộ.
Đồng thời, Chính phủ đề xuất được quyết định việc sử dụng kinh phí từ nguồn quỹ dự phòng của Quỹ bảo hiểm y tế để cùng với nguồn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 trên nguyên tắc bảo đảm an toàn.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Trưởng ban Quản l𒊎ý an toàn thực phẩm TP HCM) đề nghị cần quy định cụ thể hơn nữa, tránh nghị quyết đưa ra không thực hiện được do khả năng ngân sách có hạn.
Dự kiến, Ủy ban Thư♔ờng vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo nghị quyết tại ph๊iên họp diễn ra trong tuần này.