Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính t𓆉rị, kinh tế, xã hội, quốc phòng. Khu vực này có cũng vai trò quyết định đối với nguồn năng lượng, nguồn nước và môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.
Tại Hội nghị về ý kiến quy hoạch Trung du, miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 chiều 1/12, ꦇBộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gọi đây là vùng "phên dậu" với hơn 9.500 ha, tiếp giáp 2 tỉnh của Trung Quốc. Ông đánh giá bản quy hoạch, khi được hoàn thiện, sẽ "mở đường", tạo ra các động lực phát triển cho vùng, thể hiện cụ thể tại từng địa phương.
Đại diện Công ty cổ phần𒆙 tư vấn quốc tế EnCity, đơn vị tư vấn quy hoạch vùng, cho biết Trung du và miền núi phía Bắc đang đối diện với nhiều thách thức liên quan đến địa hình chia cắ🎉t, kết nối giao thông kém.
Thời gian di chuyển nội vùng và từ vùng này tới 𓄧các trung tâm kinh tế còn lớn, liên kết cửa khẩu còn khó khăn. Ví dụ, để đến Hà Nội, thời gian di chuyển trung bình cần trên 6 giờ, trong đó, khu vực phía Tây Bắc (gồm Điện Biên, Sơn La, Lai Châu) là chậm nhất. Tốc độ di chuyển tối đa theo hướng Đông - Tây cũng chỉ 30-40 km một giờ.
Do đó, đơn vị này đã đề xuất một số định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng cho khu vực này trong bản ﷺquy hoạch.
T♒rước năm 2030, đơn vị tư vấn đề nghị ưu tiên đầu tư cho các tốc Bắc - Nam, mở thêm lối ra biển. Đơn cử, tiếp tục nâng cao các tuyến đường kết nối cửa khẩu, các liên kết hướng tâm. Đầu tư cao tốc Bắc - Nam đoạn nối Hòa Bình - Thanh Hóa; tuyến Quốc lộ 16 kết nối với Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ.
Chính phủ, địa phương cũng cần ưu tiên nâng cấp, kết nối đường Vành đai 1 (QL 4) và đường Vành đai 3 (QL 37) để đẩy nhanh tốc độ kết💦 nối Đông - Tây; Nâng cấp, đầu tư sân bay Điện Biên, Lai Châu, Nà Sản, Sa Pa.
Đơn vị này cũng đề xuất bổ sung tuyến đường tốc độ cao (80 km/giờ) kết nối Hòa Bình đến Ninh Bình, để tăng khả năng kết nối với các tuyến🌊 đường Bắc - Nam
Sau 🐻năm 2030, Chính phủ, địa phương nên tập trung vào kết nối Đông Tây, như nghiên cứu đầu tư bổ sung cao tốc Sơn La - Yên Bái (dọc QL 37) - mục tiêu tiết kiệm hơn 1 giờ di chuyển từ thủ phủ nông sản Sơn La và tiểu vùng phía Tây đến cảng cũng như liên kết chuỗi du lịch Điện Biên - Sơn La - Yên Bái; xây cao tốc Lạng Sơn - Tiên Yên để mở thêm lối ra biển.
Đánh giá về 🍎quy hoạch hạ tầng chung,ꦛ Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, cần lưu ý thêm về việc kết nối hạ tầng với Trung Quốc. Ông cho rằng vùng Trung du, miền núi phía Bắc phải tận dụng được lợi thế tiếp giáp với Trung Quốc.
Theo ông, phải tăn🙈g cường kết nối với Trung Quốc để tạo đà phát triển cho cả vùng cũng như các địa phương khác ở dưới xuôi. "Tầm nhìn có lẽ phải rộng ra, đặc biệt gắn được với Trung Quốc thì vùng núi phía bắc mới phát triển được", Bộ trưởng nhận xét.
Trước đề xuất đầu tư đường cao 🦩tốc nối Hòa Bình - Thanh Hóa, Bộ trưởng nói là đáng lưu tâm vì là giải pháp kết nối vùng này với cảng biển Nghi Sơn.
"Các tuyến đường khi hình thàn💃h sẽ liên kết nhanh nhất các tỉnh vùng núi xa xôi với vùng ven biển, các sân bay, cảng và các cửa khẩu quan trọng", Bộ trưởng nhận định.
Bên cạnh vấn đề hạ tầng, quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã đề xuất phân thành các tiểu vùng để tạo ra các khu vực có liên kết chặt chẽ, có khả năng chia sẻ hạ tầng hiệu quả. Theo đó, vùng được chia thành 4 tiểu vùng, 6 hành lang kinh tế, 3 vành đai và hệ thống các cực🦹 tăng trưởng, các trung tâm gắn với các tiểu vùng, vùng.
Tiểu vù🌄ng 1 là khu vực tăng trưởng xanh gắn với nông nghiệp bền vững, du lịch sinh thái và năng lượng sạch với Hòa Bình là cực tăng trưởng và Sơn La là trung tâm chếꦏ biến nông sản, dịch vụ xã hội.
Tiểu vùng 2 sẽ là vùng du lịch tầm cỡ, đầu mối giao thương kinh tế, văn hóa với Vân Nam và các tỉnh phía Tây Nam Trung🐻 Quốc với 2 cực tăng trưởng ở Lào 𒉰Cai và Phú Thọ.
Tiểu vùng 3 - Thái Nguyên, sẽ là trung tâm công nghiệp, giáo dục và y tế của cả vùng, vừa là nơi gìn giữ lịch sử với tiềm๊ năng phát triển du lịch về nguồn.
Tiểu vùng 4 gồm Lạng Sơn, Bắc Giang, sẽ là nơi có tăng trưởng lớn, trung tâm công nghiệp của🔜 vùng, vừa có cửa khẩu quốc tế quan trọng bậc nhất với vai trò kết nối giao thương kinh tế, văn hóa với Quảng Tây và các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Bắc Giang cũng được đề xuất xây dựng thành trung tâm công nghiệp bán dẫn của vùng và một trong những trung tâm công nghiệp bán dẫn của cả nước.
Đức Minh