Từ chiều 30 tết, điều dưỡng Nguyễn Thị Phương Trang, 31 tuổi,♛ gọi điện nhắc đơn vị cung cấp thực phẩm nhớ mang giúp vài con gà đã làm sạch, cùng một ít trái cây và hoa cúc vàng để tối♑ nay làm cơm tất niên và cúng giao thừa tại bệnh viện.
Nhận hàng khi trời nhập nhoạng tối, chị Trang xắn tay làm bếp trưởng, chế biến mónও cháo gà. Chị cho biết 🤡do bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, thời gian bận rộn nên việc ăn uống cũng cơ động. Thay vì bày biện đầy đủ các món ăn cổ truyền, các anh chị tối giản nhất có thể. Vậy là bữa cơm cuối cùng tạm biệt năm cũ, chỉ có nồi cháo gà và tình đồng đội. Thậm chí, bữa ăn gói gọn trong vòng vài chục phút.
Gần 12 giờ đêm, các bác sĩ, điều dưỡng tại B♚ệnh viện dã chiến Củ Chi gọi nhau tụ họp phía ngoài sảnh nhà hành chính, cùng bày biện mâm ngũ quả cúng giao thừa. Đồng hồ điểm những tràng dài, báo hiệu một năm mới đã đến.
"Chúng tôi chúc nhꦑau bìn♈h an và sức khỏe", chị nói.
Nghi thức tr♐uyền thống diễn ra nhanh chóng, sau đó các anh🐎 chị trở về công việc đã phân công. Người hồ sơ cho bệnh nhân mới, người quan sát các phòng bệnh thông qua hệ thống camera giám sát, nhóm bác sĩ và điều dưỡng nam đạp xe quanh bệnh viện tuần tra.
Tranh thủ chưa có ca trực, chị Trang gọi Facetime về chúc tết ba mẹ và "mừng tuổi từ xa" cho con. Điều dưỡng Trang là mẹ đơn thân, có một con gái 6 tuổi. Bốn tuần trước, chị nhận nhiệm vụ điều chuyển từ Bệnh viện Ung bướu cơ sở một sang Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Chị không bất ngờ vì đã chuẩn bị tinh thần, chỉ lo con gái vốn bám mẹ sẽ buồn, sẽ khóc nhiều. Hôm đưa con sang gửi bố mẹ đẻ chăm sóc, chị hứa ngày ♋nào cũng sẽ gọi Facetime, bé mới đồng ý cho mẹ đi công tác.
"Nói thật, tôi cũng buồn và rất nhớ con. Chưa bao giờ tết và quãng đường 30 km về nhà lại xa đến vꩵậy", chị Trang chia sẻ.
Giống đồng nghiệp, bác sĩ Vũ Nhật Nam, 27 tuổi, nhân sự Bệnh viện quận Bình Thạnh đi tăng cường tại Củ Chi, cũng có chút chạnh lòng trong đêm giao thừa. Anh nói, làm ngành y ắt sẽ quen với việ♛c làm đêm, 🍒trực tết. Song ca trực lần này đặc biệt nhất, dài 5 tuần, xuyên qua tết.
Tổ chức đám cưới chưa tròn tháng, anh khoác ba lô lên♐ đường chống dịch. Vợ anh, cũng là một bác sĩ, và gia đình khá sốc vì không được anh thông báo sớm. Tết đầu tiên của cô dâu mới, không có chồng bên cạnh. Lời chú🌠c mừng năm mới của đôi vợ chồng trẻ diễn ra qua màn hình điện thoại.
"Cô ấy không giận mà động viên, khích lệ༒ tôi rất nhiề꧑u. Dự kiến mùng 9 tháng giêng kết thúc nhiệm vụ. Khi ấy, mới có thời gian bù đắp cho vợ", bác sĩ Nam tâm sự.
Theo🍨 bác sĩ Nguyễn Thanh Dũng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến Củ Chi, môi trường làm việc của nhân viên bệnh viện Covid♈-19 đặc thù hơn so với các cơ sở y tế thông thường. Mọi nhiệm vụ phải duy trì hàng ngày, không phân biệt lễ tết. Ai cũng trong tư thế trực chiến 24/24 giờ, không được phép xảy ra sai sót. Họ cũng không thể về quê ăn tết vì quy định cách ly phòng dịch nghiêm ngặt.
Bệnh viện và ngành y tế đánh giá cao sự hy sinh của các bác sĩ, điều dưỡng. Do đó, bệnh viện cố gắng tổ chức đón Tết cho nhân viên trên phương châm đơn giản, ấp cúng, an toàn🐈. Các món ăn truyền thống nh🥀ư bánh chưng, bánh tét, gà luộc, giò... được công ty cung cấp thực phẩm cung cấp hàng ngày.
Bệnh viện dã chiến Củ Chi thành lập ngày 10/2/2020, khi TP HCM bắt đầu xuất hiện số ít ca dương tính nCoV. Một năm qua, bệnh viện luôn mở cửa, linh hoạt tiếp nhận các F0 và F1. Tổng cộng, 177 bệnh nhân đã được chữa khỏi (toàn thành phố ghi nhận 204 ca), chỉ hai ca nặng là "bệnh nhân 32" và phi công Anh cần chuyển lên tuyến trên; 816 F1 được giám sát cách ly꧑ an toàn.
Hiện, 43 bệnh nhân Covid-19 ghi nhận tại TP HCM đang điều trị tại đây, gồm 33 ca liên quan đến cụm dịch sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, có 29 F1 cách ly 🧜tập trung.
Thư Anh