Nước Pháp đến với tôi do sự ảnh hưởng của hai nhân vật lẫy lừng là Napoleon Bonaparte và Victor Hugo. Một người xuất hiện oai hùng trong bức tranh kỷ niệm chiến thắng Marengo, người còn lại là tác giả những tác phẩm để đời nhất cùng tuyên ngôn đã đi vào lịch sử “Không có quốc gia nào nhỏ bé, sự vĩ đại của một dân tộc không bởi quyết định vào số người, cũng như sự vĩ đại của một người không nằm ở chiều cao của anh ta”. Từ đấy lịch sử, văn hoá và đặc biệt là sự tinh tế, hoàn mỹ từ văn học, nghệ thuật cho đến ấm ⭕thực của Pháp đã hoàn toàn hớp hồn tôi một cách không thể cưỡng lại.
Tôi✅ đọc "Những người khốn khổ" năm 12 tuổi nên chính Hugo đã trực tiếp giúp tôi đưa ra quyết định sẽ đi theo niềm đam mê văn học. May mắn là tôi theo đạo Thiên Chúa, nên có những đoạn mà người Việt không nắm bắt được hết ý nghĩa thì tôi lại hiểu được vì sao lại như thế.
Ở tuổi 24, tôi vẫn đọc văꦓn học Pháp và ngôn ngữ viết của tôi không đi theo số đông, nó chịu ảnh hưởng sự lãng mạn, tr🍸iết lý, tôn giáo đôi khi hơi dài dòng giống như những gì tôi đã học được từ Hugo, A.Dumas... Tác phẩm mới nhất tôi đọc là Bản đồ và vùng đất của Michel Houellebecq vẫn có những nét rất đặc trưng của văn học Pháp cổ điển.
Trong đó nghệ thuật, sự hài hước và triết lý vượt sự qua sự thẩm thấu đơn thuần vẫn hiện diện. Tôi cũng học ở Michel Houellebecq một điều: Trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào mình dù cho đang có chống lại cả thế giới. Theo ông, đó là một trong những tiêu chí giúp mình trở nên khác biệt và bán được♊ sách.
Khi được biết tác phẩm "Le Sermon sur la chute de Rome" (Sự sụp đổ của thành Rome) của Jerome Ferrari đoạt giải Goncourt 2012, thì tôi đã mỉm cười và ủng hộ tác giả dù chưa đọc một chữ nào. Đơn giản vì Jerome Ferrari lấy cảm hứng từ bài giảng của thánh Augustine thì tôi cũng đọc cuốn sách nổi tiếng nhất của Augustine và hiểu được sự ảnh hưởng của nó lên triết học và văn học P💖hương Tây.
Tác phẩm tôi viết lấy bối cảnh ở Hà Nội, nhưng đối với tôi Hà Nội trong tôi cũng chẳng khác gì Paris và nước Pháp với các vĩ nhân tôi chịu ảnh hưởng cả. Nhân vật của tôi cũng giống như anh chàng hoạ sĩ trong Bản đồ và vùng đất, là một nhà thiết kế trẻ nhận được lời đề nghị hợp tác đến từ một hãng thời trang có trụ sở tại Pháp. Chꦍàng trai này cũng đi theo đam mê, cũng đã yêu cuồng si và lựa chọn giữa tình yêu và sự ngh♋iệp. Nói một cách nào đó, nhân vật mà tôi viết cũng chính là tôi như một cách cụ thể hoá mong muốn sống và hoà vào dòng chảy Pháp.
Bây giờ giới trẻ, thanh niên Việt Nam không quan tâm đến văn học Pháp như thế hệ trước nữa. Bù lại họ biêt đến Pháp theo những cách khác và đa dạ🧜ng hơn. Paris, tháp Eiffel, ẩm thực, túi hiệu Louis Vuitton và những chiếc váy làm bằng tay của🅺 Chanel.
Riêng tôi, tôi vẫn nói về Pháp qua các tác phẩm văn học vì tôi quan niệm rằng chỉ có sách mới truyền tải hết được thông điệp mà༒ mình không thấy, không tới một cách hiệu quả nhất. Trên những trang sách thì bạn có thể tìm thấy món gan ngỗng béo, rượu vang, bánh mỳ sống bò, những cuộc cách mạng, quý cô kiểu Pháp và bất cứ điều gì liên quan đến nước Pháp.
May mắn thứ hai của tôi là được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, m🦄ột thành phố chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp một cách sâu đậm. Người ta nói rằng người Hà Nội từ cách thưởng thức ẩm thực cho đến âm ಌnhạc đều rất tinh tế và kén chọn như người Pháp.
Tôi cũng nhận thấy ✤rằng nhưng kiến trúc Pháp đã có từ trước khi Hà Nội đô thị hoá thì chẳng có một công trình nào lại đẹp hơn cả. Cách khả dĩ là để người ta chấp nhận và coi đó là một công trình hoàn hảo là mô phảo theo nghệ thuật kiến trúc Pháp. Hà Nội chính là Nước Pháp trong tôi, dù có đi đâu, sống ở đâu thì tôi vẫn muốn quay về nơi đã cho tôi cảm xúc để viết, để cảm nhận cuộc sống giống như Napolenon đã hét lên trước khi bị quản thúc ở đảo "Tạm biệt Paris, xa người cũng là ✱tôi chết từ đây!".
Nước Pháp trong tôi, chỉ đơn giản là sống một cuộc sống trong nghệ thuật, lãng mạn và yêu đương để không hối 💞tiếc khi ở thời điểm mà chẳng thểꦡ quay lại.
Trần Đức Nhân