Không chần chừ, bác sĩ Đồng Thu Trang ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khám cho bệnh nhân ngay trên🌸 cáng, ng𒈔he tim thai rồi quyết định chuyển lên phòng sinh luôn.
"Sản phụ 27 tuổi, thai 34 tuần, ngôi ngược, cổ tử cung mở 6-7 phân nên chúng tôi không 🔯có nhiều thời gian", bác sĩ Trang nói. Toàn bộ quá trình diễn ra không quá 5 phút.
Theo bác sĩ Trang, sản phụ một mình xác𓂃h làn đi đẻ. Chồng là cảnh sát giao thông đang trực giờ cao điểm giao thừa nên không thể ở bên cạnh vợ. Ngoài ra, thời gian dự sinh khoảng hơn một tháng nữa nên chị không chuẩn bị được nhiều.
Tiếp nhận sản phụ tại phòng sinh, bác sĩ chuyên khoa hai Lê Xuân Thắng nhanh chóng bắt tay vào nhiệm vụ "đỡ đẻ". Ca sinh thuận lợi, bé tra♏i nặng 2,2 kg , khỏe mạnh, không phải nằm lồng ấp. Khoảng khắc em bé cất tiếng khóc chào đời, đồng hồ chỉ 0h00 năm mới. Bế em bé còn đỏ hỏn lại gần người mẹ trẻ, mặt chị mệt lả, tái nhợt nhưng vẫn nở nụ cười hạnh phúc. Bác sĩ Thắng nhẹ nhàng nói "chúc mừng năm mới". Cả ca trực thở phào nhẹ nhõm.
Sau đó, các bác sĩ nhanh chóng quay trở lại công việc. Bác sĩ Thắng lấy chiếc điện thoại trong túi áo, nhắn vội dòng tin ngắn "mẹ tròn, con vuông rồi em nhé" gửi 𝓀đến vợ. Đó là bác sĩ T𒐪rang, người vừa tiếp nhận ca cấp cứu sản phụ.
"Đây là đêm trựℱc giao thừa đầu tiên cùng nhau của hai vợ chồng", chị Trang mỉm cười.
Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Thu Trang, 34 tuổi và chồng là bác sĩ Thắng, 36 tuổi cùng công tác tại Bệnh viện Phụ 💖sản Hà Nội. Nên duyên từ viện, chị và bác sĩ Thắng kết hôn, cùng nhau san sẻ công việc. Hai vợ chồng có một bé gái 6 tuổi.
Theo bác sĩ Trang, lịch trực do bệnh viện phân công nên không muốn đổi vì giao thừa ai cũng bận rộn. "Thôi đi trự🎀c với chồng cho vui", chị thầm nghĩ dù biết công việc bận rộn, khó mà gặp được nhau.
Thông thường, ca trꦜực bắt đầu từ 5h chiều đ♏ến 8h sáng hôm sau. Kíp trực đầy đủ phẫu thuật viên, bác sĩ phụ, gây mê, hộ lý... Tổng cộng có hơn 10 y bác sĩ phục vụ một bệnh nhân.
Bác sĩ cho biết hầu hết trường hợp nhập viện đêm giao thừa do chuyển dạ b📖ất ngờ hoặc cấp cứu nguy kịch. Ngoài ra, sản phụ tâm lý cố ăn Tết cho xong nên thường nhập viện khi cổ tử cung mở nhiều, đau dữ dội. Do đó, bác sĩ sản khoa luôn nhắc nhở nhau phải giữ sự tập trung và đưa ra quyết định sáng suốt để đón những công dân đầu tiên của năm mới.
Đố𓆏i với bác sĩ Thắng, có những năm giao thừa vừa đỡ đẻ xong, anh lại🎶 tất bật chạy sang phòng mổ khác khi được thông báo có sản phụ cấp cứu như băng huyết, nhau tiền đạo chảy máu... "Nhiều lúc kíp trực quên mất việc chúc mừng nhau năm mới vì cấp cứu nhiều bệnh nhân", anh nói.
Ngoài ra, khi đã xác ൲định đi trự🍷c, các y bác sĩ đều bật chế độ cấp cứu, kíp trực đầy đủ, không trống vị trí. "Vui xuân mới không quên nhiệm vụ", chị Trang tiếp lời.
Thạc sĩ, bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng ✨k💝hoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết bệnh viện chưng bày cây đào lớn ở sảnh để mọi người chúc Tết nhau. Đêm giao thừa, lãnh đạo bệnh viện vào viện chúc Tết, lì xì cho bác sĩ tua trực đồng thời đôn đốc công việc. Những bệnh nhân, sản phụ ở lại viện cũng đảm bảo đón Tết an lành, đầy đủ...
"Điều đặc biệt cũng là hạnh phúc nhất của bác sĩ s✅ản là được chào đón em bé mới chào đời đầu năm", bác sĩ Trang nói. Bởi vậy, chị luôn tâm niệm mỗi ngày đến viện là một ngày vui khi được đón nhiều em bé ra đời, mang lại hạnh phúc cho nhiều người
Mang tiế🃏ng cùng trực giao thừa nhưng hai vợ chồng không có lúc nào gặp mặt. Một người trực phòng khám, người trực phòng đẻ, nên "ai làm việc nấy".
"Nhiều người nói không nên lấy chồng cùng ngành nhưng có chồng cùng viện với 🧸tôi lại là niềm hạnh phúc. Những lúc mệt mỏi, áp lực được chồng hiể🧜u, chồng thương và gánh vác thêm công việc, sự san sẻ của anh giúp tôi thêm yêu nghề", bác sĩ Trang chia sẻ.
8h sáng mùng Một Tết, bác sĩ Thắng và bác sĩ Trang kết thúc ca trực. Họ hẹn gặp nhau nơi🌺 hành lang bệnh viện, nói với nhau câu chúc mừng năm mới rồi cùng nhau về nhà, nơi cô con gái đang đợi để lì xì mừng tuổi mới.
Thùy An