Quan tâm đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân, đảm bảo giá trị đền bù sát hơn giá thị trường; hài hòa lợi ích ba bên là Nhà nước - người dân - nhà đầu tư; người bị thu hồi đất cần môi trường sống t💫ốt hơn, con cái được học hành chu đáo, chứ không nhất thiết phải có nhà to và đường vào thênh thang hơn... đó là những quan điểm được nhiều Đại biểu Quốc hội nêu lên trong buổi thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đồng tình với quan điểm này, độc giả Nguyễn Cương chia sẻ về những bất cập trong công tác đền bù đất mà bản thân đang gặp phải: "Nhà tôi cũng nằm trong diện quy hoạch một đường cao tốc nhưng đã treo 10 năm nay. Tôi luôn nơm nớp lo sợ không biết đến ngày nào người ta mới triển khai dự án. Nhà tôi đang ở đã cũ, lụp sụp, có tiền xây nhà mới nhưng lại sợ sẽ bị phá bỏ, tiền mua đ𝓰ất mới thì không có, mà bán đất cũ đi thì bị ép giá vì đất quy hoạch.
Tất cả những thứ đó ản💜h hưởng đến tâm lý, suy nghĩ cả cuộc đời tôi. Tôi cho rằng, khi nhà nước đã muốn thu hồi đất thì người dân phải có trách nhiệm bàn giao, nhưng ở chiều ngược lại, cũng phải làm sao 🌠để khi chúng tôi chuyển đến nơi ở mới, ít nhất nó phải tốt ngang nơi ở cũ, giá bồi thường giải phóng mặt bằng phải ngang giá thị trường để người bị thu hồi đất đỡ thiệt thòi".
Nhấn mạnh giá trị nhân văn trong công tác đến bù đất, bạn đọc Phát L cho rằng: "Bị thu hồi đất gây ra những thiệt hại to lớn cho người dân. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải rời xa môi trường quen thuộc, xa hàng xóm, xa những người thân yêu và xa cả côജng việc đang làm và trường học của các con. Chúng ta còn phải mua nội thất mới để thay thế những vật dụng không thể mang đi. Tuy vậy, điều này chỉ là một phần nhỏ trongꦍ hàng loạt vấn đề đang đối diện.
Chúng ta p𝔉hải cố gắng đặt mình vào vị trí của những người trong tình thế này để thấu hiểu෴ và đồng cảm hơn. Giữa việc lấy tiền bồi thường hoặc tìm một nơi ở mới, nếu họ chọn lấy tiền, số tiền đó phải được định giá cao hơn giá trị thị trường thì mới công bằng. Chỉ khi đặt mình vào vị trí của người bị lấy đất, chúng ta mới có thể đồng cảm được với những khó khăn mà họ đang phải trải qua".
"Tôi là nhân viên của Trung tâm Phát triển quỹ đất một huyện nông thôn nên tôi hiểu và đồng cảm người bị thu hồi đất. Giá bồi thường đất khi từ thời gian xin phê duyệt đến khi được tỉnh phê duyệt mất rất nhiều thời gian, khi giá đền bù đất được phê duyệt thì đã lỗi thời vì thị trường luôn biến động. Đơn giá hỗ trợ nhà cửa, vật kiến trúc, cây trái, hoa màu, chính sách hỗ trợ khác theo giá UBND tỉnh quy định theo khung luôn lỗi thời, không theo kịp thị trường. Tính đến thời điểm người dân nhận tiền bồi thường thì mức giá bồi thường, hỗ trợ luôn không tương xứng", độc giả Ngoc Binh nói thêm.
>> 'Nay nhận 5 tỷ đền bù, mai không mua nổi đất'
Gợi ý cho chính sách đền bù đất nhằm đảm bảo cuộc sống, sinh kế cho người dân có đất bị thu hồi, độc giả To Pho kết lại: "Chú🍰ng ta cần phải phân tách ra thành các loại dự án, mục đích chuyển đổi đất khác nhau để có chính sách phù hợp cho từng loại. Ví dụ, thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi thành đất công nghiệp, sẽ chẳng có cách nào ngoài để người dân trực tiếp mất đất chịu thiệt thòi, nhưng chúng có thể bù lại bằng việc tăng giá trị đấ𝔉t thổ cư của toàn khu, cơ hội việc làm tăng, ngành nghề mở rộng...
Trong khi đó, thu hồi đất nông nghiệp thành dự án giãn dân, công trình công cộng thì không thể đền bù theo giá thị trường, nhưng ta có thể bán ra thấp hơn giá 🦹thị trường, ưu đãi, ưu tiên cho người dân có đất bị thu hồi được mua đất, mua nhà nếu hộ gia đình đó chưa đủ hạn mức diện tích đất trên đầu người. Còn thu đất nông nghiệp cho dự án thương mại thuần túy, phân lô bán nền thì nhất định phải theo giá thị trường".
Lê Phạm tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.