Luật sư Khanh Huỳnh đang sống tại Mỹ, chia sẻ bài viết nhân Ngày nhà giáo Việt Nam:
Ngày 20/11, tôi lại nghĩ v♚ề nghề giáo. Tôi có một góc nhìn khá đặc biệt về nghề giáo: Cha mẹ tôi đều là nhà giáo nhưng tôi không nối nghiệp gia đình.
Chắc chắn hai vị đều 🗹rất yêu nghề. Dạy học từ cuối những năm 70, ba mẹ tôi trải qua cái thời mà rất nhiều đồng nghiệp bỏ nghề chạy chợ. Ba mẹ tôi không bỏ nghề nhưng cũng phải chạy chợ. Hai vị mở một hàng nước, ai đi dạy thì người kia trông coi. Tôi là con lớn, vừa mới biết chút việc là cũng tham gia lao động trong cái quán nước đó.
Trong thời gian ở nhà, tôi biết là ba mẹ không bao giờ nhận phong bì, bởi vì không có ai đưa. Hai vị dạy ở một trường cao đẳng và đại học cấp tỉnh, sinh viên toàn là người dưới huyện lên học, nghèo rớt 💫mồng tơi, nhiều em không có bữa sáng để ăn, nói gì tới phong bì.
Quà cáp ♈thì có. Lúc nào cũng như nhau: Chùm nhãn, trái bưởi, chục trái cam, toàn cây nhà lá vườn của sinh viên miệt vườn. Tôi lúc nào cũng được phần từ những món ấy nên tôi biết rõ. Mấy món đó giá t♚rị không cao, sinh viên xách từ quê lên, không nhận không được.
>> 'Khôn�𝓰�g thể viện cớ lương thấp để xí xóa chuyện phong bì'
Mẹ tôi bắt đầu gặp phải phong bì từ những năm 2000. Lúc đó anh em tôi đều đã đi du học. Mẹ tôi góa chồng, chỉ ở nhà chi tiêu bằng tiền lương cùng ít tiền cho thuê nhà. Nói chung về kinh tế thì không còn phải lo toan. Cái phong bì đó khá to nhưng cũng không quá lớn. Mẹ tôi nhận nó từ một nhóm sinh viên 🔴là... giáo viên.
Mẹ tôi dạy trường sư phạm. Các lớp bồi dưỡng giáo viên cấp hai thường được tổ chức vào mùa hè. Mẹ tôi được phân công dạy một lớp như vậy. Chỉ biết các vị giáo viên đó thường hay la cà tới nhà thăm💃 mẹ tôi và mời đi ăn. Để rồi lúc ôn thi thì có cái phong bì do cả lớp góp lại. Mẹ tôi xá💖m cả mặt, trả lại trước lớp và nói rằng các anh chị học tốt, sao lại lo lắng việc thi cử?
Câu chuyện phong bì đó thực cay 🥀đắng. Mẹ tôi lúc đấy quả thực không cần tiền nên từ chối là chuyện không phải bàn. Tôi cay đắng vì nhớ lại lúc nhỏ nghèo khổ, một viên kẹo cũng thèm, đi học lớ❀p một phải mặc cái áo cũ của người anh họ để lại. Nếu mẹ tôi lâm vào tình trạng đó, liệu cái phong bì kia nó sẽ ra sao? Tôi không dám nghĩ, bởi tôi biết đó là câu hỏi không phải chỉ dành cho mẹ tôi trong cái giả thuyết khổ đau đó. Nó là câu hỏi dành cho rất nhiều giáo viên, bây giờ và ở đây.
Người ta nói nghề giáo là nghề cao quý, vì vậy không nên 🎃nghĩ tới đồng tiền. Nghề y cũng cao quý, nhưng thu nhập cao và bao người quyết chí dùi mài kinh sử, ngày đêm đèn sách để thi, thậm chí có em ba môn điểm tuyệt đối mà còn rớt. Nghề giáo thì không, điểm vào sư phạm có năm 3 môn 9 điểm, 🃏nghe mà xót xa. Tôi xót cho hai cái chữ cao quý, nó bị hiểu nhầm.
Cao quý không có nghĩa là nghèo khổ. Xưa nay chữ g꧋iàu đi với chữ sang, chữ nghèo đi với chữ hèn. Tất nhiên là sen gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn, còn bắt các giáo viên, vốn không phải hoa sen, phải cao quý với cái bụng rỗng và những đứa con ốm đói thì thật phi lý.
Giáo viên phương Tây thật ra cũng hơi "nghèo". Các vị dạy bậc đại học cao đẳng thì không, nhưng c🧜ác giáo viên phổ thông thì có. Cái sự "nghèo" đó thật ra chỉ là nghèo so với những người có bằng cấp tương đương, còn lại thì lương bổng cũng vào hàng trung lưu của xã hội, dù là trung lưu nghèo. Vì vậy phương Tây giáo viên cũng được kính trọng, họ cũng nhận được quà nhưng là những thứ tượng trưng, không có nhiều giá trị, tất nhiên là không có phong bì.
>> 'Phong bì phá vỡ nghề giáo'
Và vì vậy nên họ thản nhiên nhận quà, nhận hoa, dù là họ có cả chục cái tách sành với dòng chữ "Giáo viên giỏi nhất thế giới". Mấy món đó quả thật chỉ là lòng thành, là tượng trưng cho tình cảm của học sinh và phụ huynh. Họ khôn♎g phải nghĩ tới♚ mấy cái phong bì và phụ huynh không phải cãi nhau về cái phong bì, tất cả chỉ vì lương của họ đủ sống.
Giáo viên ở Việt Nam khác hẳn. Đồng lương eo hẹp đã sản sinh ra cái phong bì. Có lẽ nhiều vị phụ huynh đưa phong bì thật sự vì họꦿ cảm thấy bất công cho các thầy cô với đồng lương còm cõi. Nhưng sức mạnh của đồng tiền thật kỳ quặc. Nó kéo theo các vị phu huynh khác cũng lo sợ và chạy theo phong bì. Nó kéo theo các vị phụ huynh nghèo khổ ấm ức vì cái phong bì, nó kéo theo các giáo viên sáng mắt khi thấy phong bì, và nó kéo theo các giáo viên khổ sở vì họ không chịu nhận phong bì.
Nên dẹp cái phong bì, để mọi người đựơc vui vẻ với nhau, để ngày 20/11 có thể yên tâm nói về sự cao quý của nghề giáo chứ không🐼 phải dành hàng đống thời gian cho cái phong bì. ꦏNhưng ai là người có thể dẹp được cái phong bì, tôi chỉ có thể nói rằng đó không phải là tôi, và có lẽ cũng không phải là bạn.
Khanh Huỳnh
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.