Tiềm năng bứt tốc
Sự tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam gắn liền với các Hiệp định thương mại tự do, đặc b🌌iệt là ngành dệt may. Trong quá khứ, với Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ có hiệu 🎃lực từ tháng 12/2001, mức kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 2 tỷ USD trong năm 2001.
Những năm sau, dệt may tăng trưởng trung bình gần một tỷ USD mỗi năm. Với việc gia nhập WTO năm 2007, FTA ASEAN - Nhật ꧅Bản năm 2008, ASEAN - Hàn Quốc năm 2009, con số này tăng trung bình 2 tỷ USD mỗi ♐năm, đạt 24,7 tỷ USD năm 2014.
Các chuyên gia kỳ vọng, Hiệp định Đối tác Toàn diện và ꩲTiến bộ xuyên Thái Bình Dương (♊CPTPP) tiếp tục là cơ hội vàng cho ngành dệt may Việt Nam.
Theo đó, Hiệp định sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị tr💟ường các nước đối tác (ngay hoặc có lộ trình). Đối với những nước mà Việt Nam chưa có FTA, việc mở cửa thị trường này r𒈔ất quan trọng, do thuế nhập khẩu áp dụng với hàng dệt may thường cao hơn nhiều so với các mặt hàng công nghiệp khác.
Đơn cử, với thị trường Canada, toàn bộ mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực🔯 hoặc sau 3 năm. 42,9% kim ngạch xuất khẩu vào Canada có thuế 0% năm đầu tiên và 57,1% kim ngạch có thuế 0% vào năm🐈 thứ 4. Thuế nhập khẩu của hàng dệt may vào Mexico và Peru được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16.
Ước tính, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2025 sẽ đạt 50⛎ tỷ USD, tăng gần gấp đôi năm 2015 với 27 tỷ USD.
Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2👍018, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt trên 36 tỷ USD. Trong đó thặng dư thương mại đạt gần 18 tỷ (thặng dư thương mại cả nước là 7,5 tỷ). Đây được coi là lợi thế lớn của ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay.
Một trong những nội dung của CPTPP là xóa bỏ 95 - 98% các dòng thuế quan, các dòng thuế còn lại cắt giảm t𓆏heo lộ trình 5 - 7 năm. Đây được xem là yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển và kim ngạch xuất khẩu của dệt may và da giày.
Hiệp định cũng tạo lực hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo VITAS, dòng vốn đầu tư từ FDI và khu vực trong nước có xu hướng gia tăng. Cụ thể, doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Hưng Yên và một số tỉnh để sản xuất chỉ và phụ kiện dệt may, doanh nghiệp từ Isarel đầu tư vào Phù Cát, Bình Đị🐼nh, doanh nghiệp Đức đầu tư vào Đà Lạt...
Đại diện một công ty dệt may nhận định, thị trường lao động trong ngành💞 dệt may sẽ gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Khi thuế suất giảm, hàng hóa xuất khẩu sang các nước sẽ tăng, nhu cầu về lực lượng la🦄o động tăng cao, kéo theo chất lượng lao động tốt hơn, tạo đà cho doanh nghiệp dệt may tăng trưởng.
Những thách thức lớn
Chủ tịch Hiệp hội Vũ Đức Giang nhận định, Việt Nam đang đứng thứ 3 về xuất khẩu, song khoảng cách với nước đứng thứ hai là Ấn độ chỉ khoảng 200 triệu USD. "Cơ hội để chúng ta vượt lên rất cao, nhưng thách thức của các nước khác với ta♌ cũng rất lớn", ông Giang nói.
CPTPP có yêu cầu khắt khe về nguyên tắc xuất xứ. Đây là khó khăn không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi hiꦗện tại ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may đang phụ thuộc nhiều vào ng♏uyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN.
Theo ông Giang, Việt Nam là nước nông nghiệp thuần túy, không t✅rồng bông, 99,99% bông hiện nay nhập khẩu và 60% nhập khẩu xơ, sợi. Trong 36 tỷ tổng kim ngạch xuất khẩu, có đến 28 tỷ là từ các sản phẩm may mặc, sợi chiếm 3 tỷ, vải chiếm 1 tỷ, phụ kiện dệt may đạt gần 1 tỷ USD. Trong khi đó, nguồn vải Việt Nam đang nhập khẩu là rất lớn.
Đánh giá về những khó khăn mà♚ doanh nghiệp Việt Nam gặp phải, ông Giang cho rằng, dệt may Việt còn thiếu điều kiện phát triển đầy đủ trong nước, khi nhiều địa phương quay lưng với ngành dệt nhuộm do sợ ảnh hưởng môi trường.
Ông Giang cho rằng, theo cách này, Việt Nam đang tạo kẽ h♑ở cho các nước khác hưởng lợi từ CPTPP, còn mình thì không hưởng lợi do chuỗi dệt may không có cách nào phát triển đầy đủ để hưởng các ưu đãi thuế (tối thiểu 55% tỷ lệ nội địa hóa sản xuất mới được hưꦦởng ưu đãi thuế quan).
Cộng đồng doanh nghiệp cần có tầm nhìn trong xây dựng chuỗi liên kế𝕴t để hưởng được lợi ích từ hiệp định này. Doanh nghiệp cũng cần chú trọng phát triển công nghệ, đầu tư chuẩn mự💝c cho phát triển dệt may bền vững để gia tăng cạnh tranh.
🐓 Những cơ hội, thách thức với ngành dệt may sau CPTPP sẽ được đại diện Hiệp hội Dệt may mổ xẻ trong sự kiện ngày 18/1.
Hội thảo do Bộ Công thương, VnExpress, Ban nghiên cứu phát triểnꦿ kinh tế tư nhân phối hợp tổ chức, có sự đồng hành của Colorbond BlueScope. Độc giả quan tâm đăng ký .
Hà Trương