Chứng kiến cảnh công nhân ùn ùn chạy qua cao tốc Hà Nội - Bắc Giang thay vì đi hầm chui với quãng đường khoảng 1 km, nhiều độc giả VnExpress cho rằng mọi lý do đều chỉ là ngụy biện cho thói quen lười biếng của nhiều người Việt:
Người Vi🦩ệt mình ý thức kém, lười đi bộ. Ở Hà Nội cũng vậy, có cầu đi bộ thì không đi, toàn băng qua đường, rất nguy hiểm. Tôi không hiểu nổi sao họ lại làm vậy? Chỉ vì không muốn phải đi lên cầu hay do quá vội? Tôi nghĩ do thói quen chỉ là một phần, quan trọng là giáo dục vì thấy có rất nhiều các em học sinh và sinh viên vi phạm. Người Việt đi bộ 10 m thì ngại th𝓰ế mà tập gym, chạy bộ hùng hục. Hy vọng nền giáo dục nên đưa những kỹ năng cơ bản ngoài đời vào dạy, giảm bớt kiến thức khoa học đi. Còn ở khu công nghiệp rất đơn giản, chỉ cần cử vài người ra quay phim, chụp ảnh gửi về công ty là giáo dục được ngay.
Thực tế, như vị trí hầm, chiều dài quãng đường tối đa là 0,9 km, cộng 𒁃thêm khoảng 0,2 km khi đi về hướng hầm chui, tổng khoảng 1,1 km. Trong khi nếu họ đi băng qua quốc lộ thì quãng đường dài khoảng 0,7 km. Chỉ hơn nhau khoảng 400 m. Con số này so với mức khuyến nghị đi bộ khoảng 7-8 km/ ngày để tốt cho sức khoẻ và tim mạch là quá nhỏ. Do sự kém hiểu biết và ý thức quá tệ cộng với việc lười. Đơn vị chủ𒁃 quản cũng không có buổi tiếp xúc lao động để phân tích và hướng dẫn công nhân của mình.
Rất nhiều vụ tai nạn chết người đoạn nà𓄧y rồi nhưng họ luôn nghĩ: "Sống chết có số, đi bộ một km thì mỏi lắm...", rất lạ là dân mình nếu phải đi bộ chút thì lười nhưng lại sẵn sàng b🦄ỏ ra 30 phút đi bộ thể dục và post lên mạng xã hội để khoe thành tích.
🌼 Ở các nước phát triển, để tuân thủ luật giao thông, người ta sẵn sàng đi vòng, đi bộ xa mà không hề kêu ca. Một km mà không đi bộ được thì không bao giờ có chuꦐyện chịu đi phương tiện công cộng như tàu điện hay xe buýt. Vì đơn giản tàu hay xe buýt đều không thể vào tận hẻm, tới tận nhà. Ở Singapore, toà nhà ngay đối diện bên đường nhưng muốn băng qua đường phải tìm chỗ có vạch sang đường cho người đi bộ cách đó khá xa rồi đi vòng lại. Nhưng dân người ta không ai phàn nàn, còn người Việt sẽ băng qua luôn cho tiện. Giao thông Việt Nam hỗn loạn là vì thế.
Một km không phải là khoảng cách dài, nhất khi so với mạng người. Nếu họ bình thản chọn cách đánh đổi sinh mạng mình cho 10-15 phút đi bộ, tôi nghĩ nên lắp thêm một cái biển ở cổng khu công nghiệp: "Xe tải được miễn trách nhiệm nếu t♚ông trúng người đi bộ ở khu vực này". Cái đó sẽ có giá trị hơn nhiều so với tuyên truyền suông.
Đừng đổ lỗi ꧙cho giao thông. Đây rõ ràng là ý thức. Có chuyện cái lại đỗ lỗi cho này kia. Tiền đâu để mà phục vụ cho một và🌸i người kém ý thức hoặc với tư duy tiết kiệm thời gian.
Ủng h✨ộ phạt thẳng tay. Đường cao tốc đầu tư bao nhiêu tiền để rồi đi bộ như cái chợ như vậy. Lười vận động, ý thức kém, xem thường tính mạn🌼g mình và người khác. Nếu không làm nghiêm thì sớm muộn cũng có tai nạn thôi.
Ý thức người Việt là vậy, muốn nhanh tí mà bất chấp tới an toàn của mình và người khác, làm tổn thất không biết bao nhiêu tiền bạc... Nơi nào có làm hầm chui phải đặt camera, aiಞ vi phạm phạt nặng, cơ quan quản lý tăng cường giám sát, bắt các thành phần 💃bất hảo tụ tập trong hầm chui....
Cứ cho là 2 km, bất chấp nguy hiểm cho mình và mang lại tai nạn cho người giao thông cũng chấp nhận được sao? Đừng biện min🎐h cho sự tùy tiện và lười biếng của mꩵột bộ phận không nhỏ người Việt.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.