Phòng Địa chính - nhà đất của xã Cổ Loa không nắm được số dân sống trên mặt Thành Nội thuộc địa phận quản lý. Ngày trước, mỗi gia đình chiếm giữ một đoạn thành để trồng cây cổ thụ. Từ năm 1956, dân đói quá hạ câ🧜y trồng sắn. Đến giờ xã lại khoán thành cho các hộ dân trồng cây. Vì vậy, chỉ còn thành Trung cao và đẹp nhất là tương đối hoàn thiện. Trước đây hơn chục năm, chính quyền địa phương được lệnh chuyển dân ra khỏi khu vực🙈 sau đền Thượng. Đến khi thực hiện cưỡng chế, dân bất bình, viết đơn kiến nghị phản đối khắp nơi. Thế rồi chính quyền phải xin lỗi và bồi thường.
Ông Hùng ủng hộ việc khai thác du lịch Cổ L𒊎oa: "Tôi nghĩ rằng, bản thân văn hóa bao giờ cũng gắn với những yếu tố du lịch nhưng du lịch không nên phá vỡ văn hóa. Đừng sử dụng Cổ Loa theo kiểu được đến✨ đâu, xâu đến đấy, cứ vắt kiệt nó rồi không quan tâm tới việc đầu tư tổng thể thấu đáo".
Tiến sĩ Lại Văn T🔴ới (Viện Khảo cổ học) phát biểu: "Nhà dân trên mặt thành cần phải giải toả và phục hồi những gì họ làm sập, sụt. Bản thân chuyện này nếu làm tốt đã quá lớn, quá thành công rồi. Chứ đắp lại thành thì theo kiểu nào, hình thù nào? Đó có phải là thành của An Dương Vương cách đây 2.300 năm không? Dù vòng thành bị đứt khúc, đứt đoạn cũng không cần nối liền mà hãy để chúng tự gợi ra suy nghĩ, phỏng đoán, như thế rất có ích cho việc mở ra các tìm tòi phát kiến khoa học".
Chuyện khảo cổ cũng không đơn giản
Đến bây giờ, hậu thế vẫn chưa biết thành Cổ Loa được đắp như thế nào. Những đoạn thành còn lại hiện đang bị xâm chiếm và lở lói. Những đoạn không còn thì mới chỉ được n🐽ghiên cứu qua ảnh, vệ tinh hoặc đo vẽ.
Cuối năm 1997,ꦆ Tiến sĩ Lại Văn Tới tiến hành đào thám sát di chỉ Bãi Mèn. Sau 1 năm, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội lại mời ông Tới đào tiếp một khu mớiཧ cạnh hố thám sát cũ. Nhưng một thời gian sau, người ta phá bỏ toàn bộ những hố đào của giới khảo cổ để làm sân. Các nhà khoa học tiếc cho một di chỉ khảo cổ học như Bãi Mèn nhưng đành chịu vì lý lẽ phá bỏ rất đúng: Nếu thực sự quan tâm và vì mục đích khoa học cần phải tiến hành khảo cổ trọn vẹn tránh tình trạng "đánh du kích".
Hiện giờ, các ♉nhà khảo cổ đang tìm cách lý giải tại sao dấu ấn văn hoá Gò Mun ở Cổ Loa lại ít ỏi (chỉ có ở lớp thứ 3 của di chỉ Đình Tràng) trong khi các tầng văn hoá khác lại quá phong phú. Nhưng lời giải đáp cho câu hỏi này sẽ khó thực hiện nếu giới khảo cổ chỉ được nhìn mà không được dùng xẻng. Họ mới được phép cắt một đoạn thành Ngoài và thành Trong ở xóm Mít nhằm mổ xẻ nghiên cứu. Còn các đ🌼ịa điểm khác gần với cung vua, phủ chúa thì vẫn "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
(Theo Tiền Phong)