Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ bảy, 3/8/2024, 00:00 (GMT+7)

Đi dọc Việt Nam vẽ cảnh đẹp đất nước

Hai tháng đi phượt các tỉnh miền Trung, Tây Nam Bộ, họa sĩ Trần Văn Mạnh đã trực họa các cảnh đẹp nổi tiếng, để truyền cảm hứng yêu biể𝓡n đến nhiều người.

Sinh ra và lớn lên tại Tịnh Kỳ, xã bãi ngang 🧸ven biển nằm phía đông bắc thành phố Quảng Ngãi, họa sĩ Trần Văn Mạnh, 40 tuổi, đam mê khắc họa cảnh đẹp đất nước qua các bức vẽ. Tháng 3 năm nay, anh bắt đầu chuyến phượt theo 13 cung đường ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ trong 12 ngày.

Trên ảnh là Mũi Kê Gà, điểm đến thứ hai trong hành trình của anh Mạnh, được anh vẽ vào buổi sáng. Anh nói điề♊u hối t🎶iếc nhất trong chuyến đi là chưa đặt chân đến được hải đăng Kê Gà - ngọn hải đăng cao và lâu đời nhất Việt Nam mà chỉ đứng nhìn từ xa.

Các điểm anh đã đi gồm: Đèo nước ngọt Phước Hải, Bà Rịa Vũng Tàu; mũi Kê Gà - biển Cổ Thạch - mũi La Gàn, Bình Thuận; mũi Dinh - vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận; đảo Bình Ba, Khánh Hoà; hải đăng mũi Đại Lãnh, Phú Yên; hải đăng gành Đèn - gành Đá Dĩa, Phú Yên; bãi biển 🐠Hoàng Hậu - ghềnh ráng Tiên Sa, Quy Nhơn; bãi đá Thảo Nguyên - đảo Cù Lao Xanh - Cầu cảng đảo Cù L💖ao Xanh - Mũi Vi Rồng - Bình Định.

Trên ảnh là mũi Đại Lãnh, Phú Yên. Bãi Môn - mũi Đại Lãnh (mũi Điện) được Bộ Văn hóa, Thể th🍸ao và Du lịch xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào ngà🍎y 22/8/2008.

Lớn lên ở l𝔉àng chài ven biển nên với anh Mạnh, biển là một phần không thể thiếu trong cuộc đời làm nghệ thuật, gắn liền nhiều ký ức. Tại những nơi ghé thăm, họa sĩ đều vẽ lại cảnh đẹp của biển như một phần kỷ niệm chuyến đi.

Trên ảnh là hải đăng gành Đèn, tỉnh Phú Yên. Anh Mạnh cho biết địa hình để đến đây hiểm trở, nắng to và gió lớn. A♊nh vẽ bức tranh này trong một buổi sáng.

Buổi chiều, ౠanh ghé q🐼ua gành Đá Đĩa (ảnh) để vẽ tiếp vì hai điểm đến này gần nhau.

Vẽ trực hoạ luôn mang lại nhiều cảm xúc, khiến anh cảm giác hoà mình vào thiên nhiên. Trực họa là cách vẽ tiếp xúc trực tiếp với đề tài, nhân vật hoặc phong cảnh, là chất xúc tác cho tạo hình, bố cục và màu sắc từ thiên nhiên. Đôi lúc người vẽ cũng dễ bị phân tâm vì ánh sáng và không gian. Tuy vậy, với Mạnh, vẽ 🍷trực họa luôn là trải nghiệm sáng tác giàu cảm xúc, mang đến nguồn năng lượngܫ mới.

"Hy vọng thông qua những bức tranh 𒊎tôi vẽ, mọi người thêm yêu biển", anh nói.

Anh Mạnh gặp nhiềuꦰ khó khăn khi đến các điểm ở miền Trung do phần lớn là đường mòn, gập ghềnh. Nhưng khi đặt chân đến nơi, tận mắt nhìn ngắm những khung cảnh đẹp, hùng vĩ, anh cho biết mọi khó khăn cũng chỉ tăng phần cảm giác, khuyến khích anh vượt qua.

Bãi đá Thảo Nguyên trong ảnh thuộc đảo C💎ù Lao Xanh, tỉnh Bình Định, là điểm đến có đường đi và địa hình phức tạp. Anh phải trèo qua những tảng đá trên vách núi để tiếp cận khu vực này. Họa sĩ đã dành thời🍰 gian từ trưa đến chiều về hoàn thành xong bức vẽ trên.

Tại các làng chài dọc biển miền Trung nơi anh ghé thăm, các món ăn đặc sản có giá cả hợp lý và hương vị tươi ngon. Anh dựng lều ngủ tại những bãi đất trống gầnꦆ bờ biển. Người dân ở nhữn💞g làng chài rất mến khách, giúp đỡ nhiệt tình mỗi khi anh cần.

Tại Cù Lao Xanh, khi biết anh muốn hạ lều cắm trại, người dân đã chỉ vị trí có cảnh đẹp, sạch sẽ và tặng anh nước uố✨ng. "Tôi cảm thấy biết ơn vì tất cả, cuộc đời này đã cho tôi quá nhiều", anh Mạnh nói.

Trên ảnhಌ là cầu cảng Cù Lao Xanh. Trung bình mỗi bức tranh, anh Mạnh mất 3-4 tiếng hoàn thành.

Mũi Vi Rồng, điểm đến cuối cùng trong hành trình xuyên Việt đầu tiên của anh Mạnh. Anh cho biết mũi Vi Rồng còn hoang sơ, ít người biết đến. Ngay cả anh trước khi đến cũng không biết và phải dùng bản đồ để dò đường, 🥂bị lạc vài lần mớ🍎i đến đúng nơi muốn vẽ.

Anh Mạnh đến mũi Vi Rồng vào buổi trưa, phải gửi xe ngoài nhà dân rồi đi bộ một đoạn xa. Anh bị choáng ngợp trước vẻ đ✅ẹp thiên nhiên của nơi này. "Khung cả🐈nh rất hùng vĩ", anh nói.

Sau chuyến đi, các bức tranh🥂 được anh giữ lại và 𝓀treo tại xưởng vẽ nơi anh đang làm việc ở Quảng Ngãi.

21/4, anh Mạnꦏh tiếp tục hành trình thứ hai, kéo dài 18 ngày để vẽ cảnh đẹp dọc miền Tây Nam Bộ.

Ở miền Tây, anh gặp khó khi di chuyển vì phải đi 🌠bộ xa và mang theo dụng cụ vẽ. Hầu hết vị trí ngồi vẽ trống trải, thiếu bóng râm, nước uống và giữa trời nắng oi bức. Miền Tây không có cung đường dọc ven biển liền mạch nên anh phải chạy lòng vòng và rất nhiều lần qua phà.

Trên ảnh là biển Tân Thành, Gò Công, Tiền Giang được anh vẽ vào hôm 24/4, từ 9 đến 13h. Bức tranh trực họa cảnh biển miền Tây, nhiều bùn và nổi bật với nhữn🐼g ruộng nuôi nghêu.

Hành trình thứ hai anh Mạnh xuất phát từ mũi Nghinh Phong, Vũng Tàu; Cầ🦩n Giờ, Tiền Giang; Bến Tre; Trà Vinh; Sóc Trăng; Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu; Cà Mau; đảo Nam Du, Kiê💞n Giang; mũi Nai, Hà Tiên. Trên ảnh là mũi Cá Mập, Côn Đảo. Anh Mạnh hoàn thiện bức tranh trong bốn tiếng, từ 8h đến 12h, dưới bóng mát của những hàng dương bên biển.

Điểm vẽ để lại ấn tượng nhất với anh là xóm nhỏ thuộc đất mũi Cà Mau (ảnh) vì ngồi vẽ ngay giữa cầu. Người dân địa phương nhiệt tình chào đón anh. Khi thấy họa sĩ ng﷽ồi vẽ giữa trời nắng, họ mang nước đến mời anh, còn trẻ nhỏ mang đồ ra để họa sĩ che nắng. Không ai trách mắng anh làm cản trở giao thông, dù họa sĩ đang ngồi giữa cây cầu duy nhất bắc qua xóm.

Vấn đề chọn chỗ đặt giá vẽ cũng khá nan giải, theo anh Mạnh, vì cần nơi hoàn hảo để có g💟óc nhìn phù hợp cho bố cực bức tranh. Phần lớn địa hình ven biển khꦑông bằng phẳng, nắng và gió.

Bức tranh này được anh vẽ tại đảo Nam Du, tỉnh♓ Kiên Giang, từ 13h đến 17h, từ một cầu cảng cá.

Mũi N♔ai (ảnh), Hà Tiên, Kiên Giang là điểm cuối cùng trong chuyến đi vẽ biển, được vẽ trong khoảng thời gian 11h-15h. Đa số người Kh🥀mer sống tại Mũi Nai, sinh kế bằng nghề đánh bắt tôm, ghẹ.

Hành trình 18 ngày đếnꦦ Tây 🐻Nam Bộ kết thúc, trở thành động lực cũng như mục tiêu hoàn thành bộ sưu tập tranh cá nhân vẽ hiện trường những vùng đất của Việt Nam của anh Mạnh.

Thanh Thu
Ảnh: Trần Văn Mạnh

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]