Thứ tư, 29/7/2020, 15:45 (GMT+7)

Mỗi ngày đón bé Gia Bảo (4 tuổi) tan trường, chị Mỹ Tiên (q💜uận Thủ Đức, TP HCM) đều hỏi: "Hôm nay, con đi học vui không?". Đáp lại là giọng nói đầy hào hứng: "Con đi học vui 🎃lắm". Suốt đường về nhà, bé líu lo kể đủ chuyện trong lớp.

Chị Tiên cũng như nhiều phụ huynh từng không khỏi lo lắng khi con quay trở lại trường. Tuy nhiên, khi các con hào hứng gặp thầy cô và bạn bè, nhanh chóng thích nghi và si💛nh hoạt trong điều kiện đảm bảo an toàn, nỗi lo lắng của phụ huynh phần nào vơi bớt.

Các bé được tham gia các hoạt động vui khỏe và bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Các hoạt động ở trường của trẻ mầm non rất đa dạng, xoay quanh 5 lĩnh vực như thể chất, n꧙hận thức, thẩm mỹ, tâm lý xã hội, ngôn ngữ giúp trẻ phát huy kỹ năng tư duy và rèn luyện sức khỏe.

Tại một số trường còn có thêm giờ học nấu ăn nhằm giáo dục trẻ tính tự lập và kiến thức dinh dưỡng cơ bản. Các bé trường Mầm non Đông Ngạc A (Hà Nội) học cách vắt nước cam để bổ sung vitamin C nâng cao sức đề kháng cho cơ thể hay tiết học làm bánh tại trường Mầm non Liêm Tiết (Hà Nam) đầy thú vị. Niềm vui còn nhân đôi khi các bé lớp Sunclass, trường Mầm non Sunkids (Hà Nội) được thưởng thức thành quả lao động của mình - món sữꦜa chua trái cây thơm ngon.

Yêu trường, mến bạn, thích thú các hoạt động tại lớp, trẻ mới hình thành sự yêu t🦩hích đi học từ khi còn bé. Cô Trần Thị Ngọc Anh, giáo viên trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) chia sẻ, ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy học, ban giám hiệu và thầy cô luôn tâm niệm lứa tuổi nào đi học cũng cần vui. Các giờ học luôn lấy trẻ làm trung tâm khi các em được khuyến khích làm điều mình yêu thích, thỏa sức sáng tạo nhưng vẫn luôn đảm bảo an toàn.

Nhiều hoạt động phát triển thể chất nhưng không kém phần vui nhộn. Các em hòa mình trong tiếng nhạc rộn vang, chạy căng hết tốc lực trong trò chơi vận động, kéo co... tại ngày hội thể thao trường Tiểu học Lômônôxốp (Hà Nội), tiết học võ thuật hay giáo dục thể chất Jacpa ở trường Mầm non Sakura Montessori In✅ternational School (Hà Nộ♏i). Những phút thư giãn tinh thần với bài tập yoga ngoài trời như các bạn lớp Thỏ Trắng (Đà Nẵng) hay bài vận động nhẹ nhàng như lời cô giáo dạy:

Sau giờ vận động, học tập sôi nổi, bé được nạp thêm năng lượng, bổ sung nguồn dưỡng chất có lợi trong giờ uống sữa học đường - hoạt động không thể thi⛄ếu của nhiều trẻ mầm🦂 non, tiểu học mỗi ngày đến trường.

Sữa học đường đã không còn xa lạ với nhiều trẻ em mầm non, tiểu học cả nước khi quy mô triển khai ngày càng rộng. Hoạt động uống sữa học đường tiếp thêm năng lượng diễn ra nhanh chóng nhưng ẩn sâu trong đó là những điều hay, kiến thức dễ tiếp thu, gần gũi, bổ ích. Dù mới 5-6 tuổi nhưng nhiều bé đã biết canxi trong sữa cho xương chắc khỏe, vitamin A giúp mắt sáng...

Sữa học đường đã trở thành thức uống yêu thích của nhiều trẻ em như chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Nhung (Bắc Ninh) qua bài vè.

Mỗi bé l🀅ên nhận sữa trong niềm háo hức, đợi chờ nhưng lại trật tự, nề nếp. Cô Ngô Thị Trúc Linh, giáo viên trường Mầm non Thạnh Đức (Tây Ninh) cho biết, trẻ thích và mê sữa Vinamil🎶k học đường là thế, ấy vậy mà có vài hôm cô lại bận rộn công việc quên cho trẻ uống sữa. Những ánh mắt của trẻ nhìn cô như muốn nhắc cô rồi lại thôi. Trẻ sợ phiền nên gọi vài bạn mạnh khỏe trong lớp đi lấy sữa, tự phân phát cho nhau trong im lặng. Khi cô nhớ ra thì các em uống xong tự bao giờ, hộp rỗng xếp gọn gàng, chẳng có rác vứt lung tung. Các con hiểu chuyện và thương cô khiến cô rất xúc động.

Nhiều giáo viên với nghiệp vụ sư phạm, tình yêu nghề và khả năng sáng tạo biến giờ uống sữa trở thành "tiết học" thú vị. Sau khi thưởng thức xong sữa, các con cùng thi đua xem ai xếp gọn hộp sữa nhanh nhất, bỏ rác vào đúng nơi quy định. Những hành động tuy nhỏ nhưng dạy cho bé ý thức bảo vệ môi trường. Một chút sáng tạo cùng sự khéo tay của cô trò còn "hô biến" hộp sữa bỏ đi trở thành mô hình xe, tàu bay, hộp đựng bút... xinh xắn.

Cô Nguyễn Thị Gấm, giáo viên trường Mẫu giáo Hoài Châu Bắc cho biết, trẻ rất hứng thú với những giờ sáng tạo bằng vỏ hộp sữa. Cô trò cùng ngồi cắt, dán vỏ sữa để tạo ra đồ ch🌜ơi, đồ dùng dạy học... Sau khi làm sản phẩm xong ở góc tạo hình, các bé có thể mang ra góc xây dựng để chơi những món đồ do cꦆhính tay làm ra.

Trong hành trình chung tay vì mầm non tương lai của đất nước phải kể đ❀ến vai trò quan trọng của giáo viên - người trực tiếp triển khai sữa ở từng lớp. Những ngày đầu phát động, chương trình vẫn còn gặp nhiều khó khăn do số lượng phụ huynh biết đến chương trình chưa nhiều và vẫn còn lo lắng về chất lượng sản phẩm.

Với tâm huyết và tình yêu thương dành cho ꦕcon trẻ, thầy cô dành thêm thời gian của mình tích cực vận động, tuyên truyền tầm quan trọng và giải đáp các thắc mắc xung quanh sữa học đường đến từng phụ huynh. Không chỉ thế, giáo viên còn từng bước giúp các em làm quen với việc uống sữa đúng cách và tập thói quen gấp gọn vỏ hộp sau sử dụng... Dần dần giờ uống sữa đã trở thành một nếp sinh hoạt không thể thiếu của các bé.

Cô Võ Trương Thanh Tuyền chia sẻ, trong những ngày đầu, nhiều phụ huynh còn băn khoăn về giá cả, chất lượng sữa trong chương trình nên nhà trường tổ chức các buổi họp ban đại diện cha mẹ học sinh, triển khai đến tất cả phụ huynh. Hoạt động này nhằm phổ biến ý nghĩa nhân văn, đối tượng hưởng thụ, hình thức tổ chức, cơ chế hỗ trợ của đề án Sữa học đường và các thông tin liên quan để phụ huynh hiểu rõ hơn về chương trình. Sau 8 tháng thực hiện, phụ huynh học sinh trường Mầm non Tuy Phước (Bình Định) đã hưởng ứng, tin tưởng chất lượng sữa học đường.

Cũng giống giáo viên trường Mầm non Tuy Phước, trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2 (TP HCM), không ngừng tuyên truyền đến phụ huynh bằng văn bản, cuộc họp, gặp gỡ hàng ngày, qua nhóm của lớp... Sau hơn nửa năm triển khai chương trình, số học sinh uống sữa đã tăng đến 85%. Ở nhiều lớp, phụ huynh tích cực đăng ký sữa cho học sinh đạt tỷ lệ 98-100%.

Chương trình càng ý nghĩa hơn khi mang niềm vui uống sữa đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng cao, vùng sâu, ở những nơi mà chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm nhiều. Hàng chục nghìn trẻ em mầm non, tiểu học tại các huyện miền núi, huyện nghèo tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Hà Giang và Hậu Giang được uống sữa học đường mà không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào.

Chị Hồ Thị Thu (42 tuổi) dân tộc Ca Dong, xã miền núi Trà Sơn, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam chia sẻ, cái ăn qua ngày còn thiếu thốn, huống chi có tiền mua 𒊎sữa cho con thường xuyên. Nhờ có tỉnh và Vinamilk hỗ trợ 100% chi phí mà con của chị cùng các bạn vui uống sữa ở trườn𝕴g.

Theo cô Lê Thị Từ Vi, Hiệu trường trường Mầm non Hoa Hồng (Quảng Ngãi), 85% học sinh tại trường là người đồng bào nên còn nhiều eꦓm chưa có cơ hội tiếp cận sữa. Từ khi có chương trình Sữa học đường, các em đồng loạt được uống sữa và tham gia các hoạt động uống sữa tại lớp nên rất vui. Phụ huynh phấn khởi vì con em được 🥂chăm lo dinh dưỡng mỗi ngày đến trường. Cô mong chương trình sẽ nhân rộng hơn để nhiều trẻ em miền núi được bổ sung dinh dưỡng từ nguồn sữa.

Thành quả có được là nhờ sự quan tâm của các Sở, Ban, Ngành, sự đồng hành của doanh nghiệp cung cấp sữa - Vinamilk và sự cống hiến không ngừng của nhà trường trong hành trình 14 năm bền bỉ xây đắp tương lai.

Ông Nguyễn Quang Thái, Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng Vinamilk chia sẻ: "Không chỉ có các em học sinh cũng lớn dần hơn trong suy nghĩ và ý thức nề nếp mà ngay cả chúng tôi cũng phát triển hơn khi cùng nhau cải tiến quy trình làm việc, chất lượng sản phẩm và dịch vụ để các em nhỏ được đầu tư về thể chất và trí tuệ để đáp lại sự tin tưởng của địa phương, các bậc phụ huynh và nhà tr⛄ường".

Trong bối cảnh Covid-19, saꦗu giãn cách xã hội, Vinamilk còn phối hợp với nhiều trường học đẩy mạnh triển khai chương trình nhằm giúp trẻ bổ sung nguồn dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng chống dịch bệnh.

Tại trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2 (TP HCM), sau giãn cách, tỷ lệ uống sữa học đường tăng từ 82% lên hơn 85%. Tỷ lệ uống sữa học đường đ꧙ạt 100% như tại lớp B2, trường mầm non Ánh Sao, Cầu Giấy, Hà Nội, lớp lá 1, trường mầm non Long Trường 𝕴(TP HCM)... tất cả phụ huynh đều đăng ký cho con uống sữa.

Cô Trần Thị Hòa, giáo viên trường Mầm non Cầu Diễn (Hà Nội) chia sẻ, "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" - câu khẩu hiệu ấy không phải chỉ là mục♌ tiêu mà còn là động lực đểﷺ mỗi thầy cô giáo của trường luôn cố gắng hết mình vì học sinh thân yêu. Các con đến trường không chỉ để học kiến thức mà còn học cách làm người, được chăm sóc sức khỏe. Nhờ "Sữa học đường" mà các con có thêm nguồn dinh dưỡng để phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ.

Toàn xã hội đang nỗ lực để tất cả trẻ em đến trường được thỏa sức học hỏi, phát triển tối đa trong sự yêu thương của thầy cô, gia đình, cộng đồng. Từ những mái trường ngày hôm nay, một thế hệ tương lai đưa cho đất nước sẽ được nuôi dưỡng và chắp cánh để đưa Việt Nam vươn cao.

Kim Uyên
Thiết kế: Bình An

Đi học vui khỏe cùng sữa học đường