Tại nhiều bệnh viện công hiện nay đều có riêng hẳn một khu khám tự nguyện, khám theo yêu cầu nằm trong khuôn viên của bệnh viện. Tại đây, chi phí y tế cao hơn nên người bệnh được phục vụ tốt꧑ hơn: chọn bác sĩ khám, không mất quá nhiều thời gian chờ đợi, giường bệnh cũng không phải ghép, phòng có điều hòa, tivi... Trái ngược là sự quá tải ở khu khám bảo hiểm y tế, đặc biệt là một số bệnh viện tuyến trên.
Đa phần người bệnh đi khám tại các bệnh tuyến trên đều phải xếp hàng, chờ đợi khá lâu. Ảnh: P.N. |
Nhận định về vấn đề này tại hội nghị kinh tế y tế lần thứ 2 diễn ra♌ ngày 27/11 tại Hà Nội, ông Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho rằng, việc mở các khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của những người có khả năng chi trả. Các khoa này dễ trở "sân sau" của chính các bệnh viện công, dẫn đến một số tiêu cực như sử dụng cơ sở vật chất và nhân lực⛦ "công" cho các hoạt động "tư". Nghiêm trọng hơn là dẫn đến "khuynh hướng biến bệnh viện công thành bệnh viện tư dưới mọi hình thức".
Vì thế, theo ông, cần xem xét hợp nhất hình thức khám chữa bệnh theo 𒅌yêu cầu với hoạt động khám chữa bệnh thông thường tại bệnh viện. Khuyến khích xây dựng, thành lập mới bệnh viện tư, liên doanh... nhưng phải💯 ở ngoài khuôn viên bệnh viện công hiện nay.
Bên cạnh đó, việc trao quyền tự chủ tài chính cho các bệnh viện, ngoài mặt tích cực, còn tạo ra những hiệu ứng không mong muốn. Động cơ tăng thu nhập của bệnh viện bằng việc mở rộng các "dịch vụ theo yêu cầu", "dịch vụ chất lượng cao" nếu không được kiểm soát dẫn đến nhiều hệ lụy. Có thể kể đến như làm tăng nguồn chi từ tiền túi người bệnh, tăng chi phí y tế, lãng phí nguồn lực do mua sắm máy m😼óc, thiết bị không có điều tiết và lạm dụng dịch vụ..., ông Tuấn cho biết.
"Khi các nguồn lực được hút và♒o việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu cho người có thu nhập 💝cao thì dù nhà nước có bao cấp cho người nghèo cũng không tránh được giá dịch vụ bị đẩy lên cao và gây tổn hại cho việc chăm sóc tối đa cho người dân", ông Tuấn nói.
Báo cáo khảo sát về tình hình thực hiện tự chủ tài chính của các bệnh viện cho thấy, nguồn thu sự nghiệp của các bệnh viện tăng nhanh và chiếm tỷ trọng rất cao ở hầu hết các nhóm bệnh viện. Thu nhập của cán bộ y tế công tăng đáng kể: bình quân ở các bệnh viện tự chủ♕ toàn phần cao gấp 2 - 3 lần so với lương.
Theo tiến sĩ Trần Thị Mai Oanh, Viện chiến lược và chính sách (Bộ Y tế), chủ trương tự chủ tại các bệnh viện đã cho thấy một số hạn chế, nguy cơ. Đó là nguy cơ lạm dụng dịch vụ để tận thu: tăng chỉ địn💯h các xét nghiệm và trang thiết bị cao, tăng nhập ✅viện điều trị nội trú để tăng thu, sử dụng thuốc không hợp lý, kéo dài thời gian điều trị...
Phương Trang