Tại công ty tôi, trước đây để hưởng ứng việc chống kẹt xe, tôi đã🉐 điều chỉnh giờ làm việc bắt đầu 7h30 mỗi ngày. Có một anh nọ, chức trưởng phòng hẳn hoi, dưới có gần 20 nhân viên, ấy vậy mà ngày nào cũng có mặt trễ ít nhất 15 phút, vào 7h45 hay 8h00.
Nhiều khi tôi muốn triển khai họp buổi sáng sớm nhưng luôn phải chờ đợi anh ta, rất bực mình. Thế là để chọn giải pháp an toàn, tôi đổi giờ làm việc muộn hơn nữa: 8h00. Tưởng đâu sẽ thay đổi được anh ta, mà không hiểu sao anh vẫn cứ đi trễ 15-20 phút, ng♊ày nào cũng vậy, sớm nhất 8h15 anh mới có mặt.
Bây giờ thì khác, ai trễ họp quá 5 phút tôi không cho vào họp, ai không có mặt trong cuộc họp phải tự tìm hiểu nội dung cuộc họp và triển khai công việc. Vậy mà hiệu quả, sau vài lần như vậy công ty tôi bây giờ rất hiếm khi nhân viên bị " hỏng ওxe".
Tôi không bao giờ để ai đó đợi quá 5 phút mà không báo trước, âu cũ▨ng là cái mình tôn trọng người khác hay đúng hơn là tôn trọng chính bản thân mình.
Việc đi trễ của nhiều bạn trẻ bây giờ xem như "chuyện thường ngày ở huyện". Tôi nhớ có đọc một luận văn tiến sĩ của ai đó phân tích việc đi trễ của ng🎃ười Việt do bắt nguồn từ văn hóa lúa nước, làm việc trên ruộng đồng chủ yếu nhìn vào mặt trời và các yếu tố tự nhiên.
Nên có nhiều ca dao tục ngữ "dự báo thời tiết" kiểu vậy: "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.𒉰..". Bởi thời đó làm gì có đài dự báo thời tiết, c♌on người chỉ quan sát ước lệ và phụ thuộc vào đa phần các yếu tố thiên nhiên.
Nhưng bây giờ, các bạn trẻ chúng ta luôn có công nghệ trên tay. Làm việc luôn cần có giờ giấc, kế hoạch và khoa học, không hiểu sao vẫn cứ đi trễ?
Đi trễ là bệnh hay tật, phải chữa sao đây?
Ths Phạm Thanh Truyền
Chia sẻ những câu chuyện giờ giấc hàng ngày của bạn tại đây.