Chị Hoàng Uyên (32 tuổi, Phú Nhuận, TP HCM) có tiền sử bị dị ứng với cả hải sản, gà, bò, nhiều lần sưng vù cả người. Dịp Tết, chị ✨khá thận trọng khi sử dụng các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc từ hải sản hay thịt trâu, gà, bò. Từ kinh nghiệm cá nhân, khi chọn quà là sản vật, chị đều kiểm tra và tìm hiểu nguồn gốc, t🍃hời hạn sử dụng trên bao bì rồi mới sử dụng hoặc tặng, biếu. Với các sản phẩm homemade, handmade thường chị tặng cho người thân có cơ địa tốt hơn.
Trong khi đó, chị Phụng Giang, (37 tuổi, Nhà Bè, TP HCM) đến nay vẫn còn bị ám ảnh khi nổi mẩn mề đay toàn thân vào sáng mồng hai Tết năm ngoái, không rõ do ăn gì. Chị phải đến nhiều phòng khám trong những ngày Tết điều trị, mất vui lại không khỏi bệnh buộc chị ở nhà suốt kỳ nghỉ🦹, không thể ra ngoài vì ngứa và khó chịu. Sau lần này, chị ꦿcẩn trọng hơn trong ăn uống, dù không rõ bị dị ứng với thực phẩm nào.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thiên Tài, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết thông thường các thực phẩm🐠 được sản xuất đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng gói bảo 💙quản đúng quy cách thì khá an toàn để sử dụng. "Tuy nhiên người có cơ địa dị ứng, một số người thường dị ứng với hải sản, thịt bò, trẻ em dị ứng với đậu phộng... nên cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm trên", bác sĩ nhấn mạnh.
The🐭o bác sĩ Tài, một số người hàng ngày ăn bình thường không g🌺ặp vấn đề dị ứng nhưng bất ngờ bị sốc phản vệ có thể do ăn hải sản, cá biển không còn tươi, thành phần biến chất.
Bác sĩ Tài khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm quà Tết là đồ homemade, handmade như khô bò, khô gà, thịt trâu gác bếp... thường hạn sử dụng không rõ ràng, bảo quản không kỹ, chế biến không đảm bảo vệ sinh có thể chứa các vi khuẩn như Ecoli,🎐 Bacteria, Salmonella... gây ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, nên cẩn trọng khi chế biến các sản vật rừng như măng khô, nấm rừng, các loại rượu ngâm rễ cây không rõ nguồn gốc vì trong rễ cây có thể có nhiều vi khuẩn, độc tố thấm vào rượu gây độc.
Trong trường hợp bị dị ứng nhẹ như ngứa, phát ban, nổi mẩn, người bệnh có thể mua thuốc chống dị ứng để tự điều trị. Trường hợp dị ứng kèm khó thở, tím tái, tim đập nhanh, huyết áp tụt, cần khẩn cấp đưa người bệnh đến bệnh viện huyệ🐬n, trung tâm y tế gần nhất. Tại đây, các y bác sĩ sẽ có phương án phản ứng nhanh bằng cách tiêm thuốc vào tĩ🍬nh mạch để cấp cứu và theo dõi kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khuyến cáo để đảm bảo an toàn vệ 🌜sinh thực phẩm trong dịp Tết, người dùng nên bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Nêಞn sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn. Ngoài ra, không nên tiếc các thức ăn dư thừa vì đây nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn.
Ngay khi có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, nên bù đủ dịch sớm, nhất là ở người già và trẻ em, bằng cách uống dung dịc🍒h có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ, ít chất béo. Tình trạng nặng hơn, phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Lê Cầm