Trong bức ảnh, những người đàn ông mặc bộ đồ màu xám ngồi thành hàng trên tấm nệm mỏng phía sau hàng rào dây th✃ép gai, một người đang đứng và giơ hai tay lên sau♛ đầu. Tất cả đều bị bịt mắt dưới ánh đèn pha chói lóa.
Mùi hôi thối thối tràn ngập bầu không khí và bên trong căn phòng vang lên tiếng rì rầm của những tù nhân, nhân viên người Israel tại cơ sở này kể lại với CNN. Bị cấm ꦕnói ch🀅uyện, những người bị giam lẩm bẩm một mình.
"Họ không được phép🍸 di chuyển. Họ cần ngồi thẳng. Họ không đư🦋ợc phép nói chuyện. Không được phép nhìn trộm dưới tấm bịt mắt", người nhân viên cho hay. Lính canh thường xuyên hét lên yêu cầu những người bị giam im lặng và họ được yêu cầu "lọc ra những người có vấn đề để trừng phạt".
CNN hồi giữa tháng 5 nói chuyện với ba nguồn tin Israel làm việc tại căn cứ Sde Teiman, nơi giam những người Palestine bị bắt trong chiến dịch quân sự của Tel Aviv ở Gaza. Họ lên tiếng bất chấp nguy cơ gặp vấn đề pháp lý và bị trả thù từ các nhóm ủng hộ chính sách cứng rắn của Israel ở Gaza.
Lời kể của họ vẽ nên bức tranh về một cơ sở giam giữ bí mật, nơi các bác sĩ đôi khi phải cắt cụt chân tay của tù nhân do vết thương hoại tử vì bị còng liên tục, về các thủ tục y tế đôi khi được thực 🍬hiện bởi những bác sĩ không đủ trình độ khiến nơi đây trở thành "thiên đường cho các bác sĩ tꦍhực tập".
Theo lời kể của các nguồn tin, cơ sở giam giữ cách biên giới Gaza khoảng 30 km này được chia thওành hai phần, gồm khu vực giam khoảng 70 người Palestine từ Gaza và một bệnh vi♛ện dã chiến nơi những tù nhân bị thương bị trói vào giường, mặc tã và cho ăn bằng ống hút.
"Họ t🔯ước bỏ những quyền cơ bản nhất của con người", một nguồn tin là bác sĩ tạ🅺i bệnh viện nhớ lại.
"Họ đánh đập không phải để thu thập thông tin tình báo. Họ làm vậy để trả thù. Đó là hình phạt cho những gì họ đã làm vào ngày 7/10 và hình phạt cho những hành vi ở trong trại", một nguồn tin khác c🐼ho hay, đề cập đến ngày Hamas đột kích lãnh thổ Israel hồi năm ngoái.
Đáp lại yêu cầu bình luận từ CNN, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) lúc bấy giờ cho biết họ "đảm bảo hành vi đúng mực đối với những người bị giam" và các cáo buộc về hành vi sai trái của binh sĩ IDF đều được xem xét và xử l♒ý thích đáng.
"Những tù nhân bị còng tay dựa trên mức độ rủi ro và tình trạng sức khỏe của họ. Cơ quan chức năng khꦆông biết gì về những vụ còng tay trái pháp luật", tuyên bố từ IDF nhấn mạnh.
IDF không trực tiếp phủ nhận thông tin về việc có người bị lột quần áo hay quấn tã. Thay vào đó, họ nói rằn𝄹g những người bị giam sẽ được trả lại quần áo sau khi IDF xác định rằng họ không gây ra mối đe dọa an ninh.
Tuy nhiên, sau cuộc điều tra của CNN, một công🉐 tố viên Israel hôm 4/6 cho biết nhà chức trách đã chuyển hàng trăm tù nhân Palestine ra khỏi cơ sở giam giữ Sde Teiman.
Tro﷽ng phiên điều trần của Tòa án Tối cao Israel về những cáo buộc lạm dụng liên quan đến cơ sở này, công tố viên Aner Helman cho hay 700 tù nhân đã được chuyển đến cơ sở quân sự Ofer ở Bờ Tây, ꦡcùng với 500 tù nhân khác sẽ được chuyển đến trong những tuần tới. Khoảng 200 tù nhân vẫn ở lại Sde Teiman.
Quân đội Israel thừa nhận đã cải tạo ba cơ sở quân sự thành trại giam dành cho những người Palestine bị bắt ở Gaza. Những cơ sở này gồm Sde Teiman ở sa mạc Negev, căn cứ Anatot và Ofer ở khu vực do Israel kiểm soát ở Bờ Tây.
Các trại trên được thành lập dựa trên Luật Chiến binh Bất hợp pháp của Israel, đạo 𝕴luật được quốc𝓀 hội nước này thông qua hồi tháng 12 năm ngoái nhằm mở rộng thẩm quyền cho quân đội trong việc bắt giam những người bị nghi là tay súng Hamas hay các lực lượng đối lập.
Luật cho phép quân đội giam người trong 45 ngày mà không cần lệnh bắt, sau đó họ phải được chuyển đến hệ thống nhà tù chính thức của Israel (IPS), nơi hơn 9.000 người Palestine đang bị giam trong điều kiện mà cá🎉c nhóm nhân quyền cho rằng đã xấu đi nghiêm trọng kể từ ngày 7/10/2023.
Những người được thả khỏi các trại trên cho hay họ không thể xác định nơi mình bị giam vì bị bịt mắt trong hầu hết thời gian và bị cắt đứt liên hệ với thế giớജi bên ngoài. Nhưng thông tin họ cung cấp trùng khớp với lời kể từ ba nguồn tin của CNN.
"Chúng tôi mong đến đౠêm để có🌠 thể ngủ. Sau đó, chúng tôi mong đến sáng với hy vọng tình cảnh của mình có thể thay đổi", bác sĩ Mohammed al-Ran nói, nhớ lại thời gian ông bị giam tại một cơ sở quân sự.
Al-Ran là người Palestine có quốc tịch Bosnia. Ông đứng đầu đơn vị phẫu thuật tại bệnh viện Indonesia ở phía bắc Gaza, một trong những cơ sở y tế đầu tiên bị đóng cửa và đột kích khi Israel thực hiện chiến dịch tấn 🐻công vào khu vực.
Ông bị bắt vào ngày 18/12 năm ngoái, bên ngoài Bệnh viện Baptist al-Ahli ở Gaza City, nơi ông đã làm việc ba ngày sau khi chạy trốn khỏi 𓆏bệnh viện💫 ở khu vực phía bắc.
Al-Ran cho hay ông 🉐bị lột quần áo lót, bịt mắt và trói tay, sau đó bị ném vào thùng xe tải, nơi mà theo lời ông, những người bị bắt gần như khỏa thân bị xếp chồng lên nhau khi chiếc xe đưa họ đến trại giam ở giữa sa mạc.
"Mỗi ngày của chúng tôi đều tràn ngập lời cầu nguyện, nước mắt và lời cầu x💦in", ông nói. "Chúng tôi chỉ biết khóc, khóc và khóc. Chúng ta khóc cho chính mình, khóc cho quê hương, khóc cho cộng đồng, khóc cho những người thân꧟ yêu. Chúng tôi khóc về mọi điều thoáng qua trong tâm trí mình".
Một tuần sau khi bị🐬 bắt, ban quản lý trại giam ra lệnh cho ông🥂 làm người trung gian giữa cai ngục và tù nhân, một vai trò được gọi là "shawish", tức "người giám sát" trong tiếng Arab bản địa.
Theo các nhân chứng, các shawish là những người nói được tiếng Do Thái, giúp tru♓𒆙yền đạt mệnh lệnh của lính canh cho tù nhân bằng tiếng Arab.
Vì lý do đó, al-Ran cho biết ông đã được ba𓆏n cho một đặc ân là tháo bỏ bịt mắt. Nhưng nó lại mở ra mộtও địa ngục khác đối với ông.
"Một phần sự tra tấn của tôi là chứng kiến mọi người bị tra tấn", ông nói. "Ban đầu, khi không thấy gì, bạn sẽ không thể nhìn thấy sự tra tấn, trả thù, áp bức. Nhưng khi băng bịt mắt được gỡ bỏ, tôi có thể thấy rõ mức độ tủi nhục mà các tù nhâ✃n phải chịu. Tôi có thể thấy họ khô﷽ng coi chúng tôi là con người, chúng tôi không khác gì động vật".
Lời kể của al-Ran về các hình thức trừng phạt đã được xác nhận bởi một số nguồn tin khác của CNN. Những tù nhân vi phạm quy định cấm nói chuyện ⭕với người khác sẽ bị yêu cầu giơ hai tay lên trên đầu trong tối đa một giờ. Tay của tù nhân đôi khi bị trói vào hàng rào để đảm bảo anh ta không thể thoát ra khỏi tư thế này.
Đối với những người nhiều lần vi phạm lệnh cấm nói chuyện và di chuyển, hình phạt trở nên khắc nghiệt hơn. Theo al-Ran và hai nguồn tin, lính canh Israel đôiꦿ khi đưa tù nhân ra khu vực bên ngoài trại giam và đánh đập họ. Một người tố cáo làm lính canh tại trại cho hay anh từng nhìn thấy tù nhân bị đánh đến mức gãy cả răng và xương.
Các nguồn tin cũng kể về cuộc "tra tấn ban đêm", khi lính canh thả những con𒈔 chó lớn vào buồng giam của họ để kiểm tra.
"Trong khi chúng tôi bị trói, họ thả những con chó đi giữa chúng tôi, giẫm đạp lên chúng tôi", al-Ran kể. "Chúng tôi phải nằm sấp, ꧒mặt áp xuống đất, không thể di chuyển".
"Một đơn vị đặc biệt được giao nhiệm vụ lục soát", nguồn tin nói. "Nhưng thực ra đây chỉ là cái cớ để họ đánh tù nhân. Đó là một tình huống đ𒈔áng sợ.ꦓ Có rất nhiều tiếng la hét và tiếng chó sủa".
ಌMột nguồn tin làm việc tại bệnh viện dã chiến Sde Teiman cho biết anh được lệnh th♎ực hiện các thủ thuật y tế cho tù nhân Palestine, dù không có bằng cấp liên quan.
"Tôi được yêu cầu học cách thực hiện mọi việc trên bệnh 🤡nhân, những thủ thuật y tế nhỏ hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn của tôi", anh nói, thêm rằng việc này thường được tiến hành mà không gây mê.
"Nếu phàn nàn về cơn đau, họ sẽ được cho uống thuốc giảm đau acetaminophen", anh nói. "Chỉ cần ở đó thôi cũng khiến tôi🌸 có cảm giác như đang đồng lõa với việc bạo hành".
Người này từng chứng kiến ca phẫu thuật đoạn chi được thực hiện trên một người đàn ông bị thương do bị trói cổ tay liên tục. Chi tiết trong lời kể của anh có nhiều điểm tương đồng với bức thư từ một bác sĩ làm việc tại Sde Teiman được báo Haaretz của Israel đăng tải hồi tháng 4.
"Từ những ngày đầu tiên vận hành cơ sở y tế cho đến hôm nay, tôi đã phải đối mặt với những t💝ình huống khó xử nghiêm trọng về mặt đạo đức", người bác sĩ viết trong thư gửi Bộ trưởng Tư pháp cùng Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng Israel. "Hơn thế, tôi viết bức thư này để cảnh báo rằng hoạt động của các cơ sở đó không tuân thủ bất kỳ phần nào liên quan đến vấn đề sức khỏe trong Luật Chiến binh Bất hợp pháp".
Người phát ngôn💜 IDF đã bác bỏ những cáo buộc trong bức thư vào thời điểm đó, khẳng định các thủ tục y tế được tiến hành "cực kỳ cẩn thận" và phù hợp với luật pháp Israel và quốc tế.
Sde Teiman và các trại giam quân sự khác được quân đội Israel giữ bí mật kể từ khi thành lập. Israel nhiều lần từ chối yêu cầu tiết lộ số lượngܫ người bị giam tại các cơ s🉐ở này hoặc tiết lộ nơi ở của các tù nhân Gaza.
Hình ảnh vệ tinh mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về các hoạt động tại Sde Teiman, cho thấy kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra từ 𒐪tháng 10 năm ngoái, hơn 100 công trình mới, trong đó có các khu lều lớn và nhà chứa máy bay, đã được xây dựng tại trại. So sánh các bức ảnh từ ngày 10/9/2023 đến ngày 1/3/2024 cũng cho thấy số lượng phương tiện tại cơ sở tăng lên đáng kể. Hình ảnh vệ tinh từ hai ngày đầu tháng 12 cho thấy một số công trình xây dựng dang dở.
Hình ảnh vệ tinh từ hai trại giam quân sự khác, căn cứ Ofer và Anatot ở Bờ Tây, không cho thấy sự mở rộng nào kể từ ngày 7/10/2023. Một số nhóm nhân quyền và chuyên gia pháp lý cho biết họ tin rằng Sde Teiman, trại giam gần Gaza nhất, có khả năng là nơi chứa số lượng tù nhân lớn nhất 🦹trong ba cơ sở.
Đối với bác sĩ al-Ran, việc được trả tự do là niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời. Ông cho biết trải nghiệm tại cơ sở giam giữ đã 💃khiến ông gần như bị câm trong một tháng, khi chiến đấu với "sự chết chóc về mặt cảm xúc".
Al-Ran kể ngay trước khi được thả, một người bạn tù đã gọi ông lại thꦛì thầm để nhờ ông tìm vợ con ở Gaza. "Anh ấy yêu cầu tôi nói với họ rằng thà chết còn hơn bị bắt giam tại đây", ông nhớ lại.
Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)