Người phụ nữ ngụ tỉnh Khovd, phía Tây Mông Cổ, được kết luận mắc dịch hạch sau khi xét nghiệm tại cơ sở y tế. Theo Trung tâm Quốc gia về Bệnh động vật (NCZD), người này nhiễm vi khuẩn Yersinia sa🦩u khi ăn thịt sóc marmot. Cô và 19 người tiếp xúc gần hiện được cách ly tại bệnh viện địa phương.
Vi khuẩn Yersin🧸ia là tác nhân chính gây bệnh dịch hạch, thường được tìm thấy trong các loài động vật hoang dã và bọ chét.
Từ đầu năm đến nay, Môn𓆏g Cổ báo cáo 22 trường hợp nghi mắc dịch hạch, trong đó 6 ca được xác nhận qua x🐲ét nghiệm, ba người tử vong.
Các ca dịch hạch cũng xuất hiện tại Trung Quốc gần đây. Hôm 27/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Vân Nam xác nhận một cậu bé ba tuổi mắc dịch hạch. Cậu bé được phát hiện dương tính vi khuẩn Yersinia khi tham gia chương trình sàn𓂃g lọc toàn quốc sau đợt bùng phát dịch hạch trên đàn chuột tại quận Mãnh Hải.
Chính quy🔥ền địa phương ngay lập tức tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở cấp độ 4, mức thấp nhất trong hệ thống cảnh báo sức khỏe cộng đồng. Quận Mãnh Hải cũng thành lập một đội kiểm tra, tiêu diệt các loài gặm nhấm và bọ chét.
Các nhà🅷 chức trách khuyến cáo người dân kịp thời thông báo nếu phát hiện triệu chứng giống như sốt sau khi tiếp xúc với xác ൩động vật gặm nhấm.
Các nhà chức ⛦trách khuyến cáo người dân kịp thời thông báo nếu phát hiện triệu chứng giống như sốt sau khi tiếp xúc với xác động vật gặm nhấm.
Trung Quốc ghi nhận hai ca tử vong do dịch hạch trong năm nay, đều sống ở k🌊hu Nội Mông, giáp Mông Cổ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dịch hạchꦍ, được gọi là "Cá🌊i chết đen" thời Trung cổ, là bệnh do vi khuẩn lây lan từ bọ chét sống trên các loài gặm nhấm hoang dã như sóc marmot. Bệnh có thể khiến người lớn tử vong trong chưa đầy 24 giờ nếu không được chữa trị kịp thời.
Bị bọ chét nhiễm vi khuẩn dịch hạch cắn là con đường lây truyền bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với mô của động 🔜vật nhiễm bệnh dù đã chết hay còn sống cũng khiến bệnಌh lây lan.
Ca tử vong vì dịch hạch gần đây nhất tại Mông Cổ là một người đàn ông 38 tuổi sống tại tỉnh Khovsgol. Người này qua đời hồ🦹i đầu tháng 9 sau khi ăn thịt sóc marmot nhiễm khuẩn Yersinia.
Trước đó, vào tháng 8, một người đàn ông 42 tuổi từ tỉnh Khovd và một bé trai 15 tuổi, tỉnh Govi-Altai, cũng qua đời sau khi mắc dịch꧙ hạch.
NCZD cho biết 17 trong số 21 tỉnh của Mông Cổ đang đứng tℱrước nguy cơ bùng phát dịch hạch.
Lê Hằng (Theo News Week)