Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Đại học Giao thông Vận tải công bố tối 3🐷/9, cả hai cơ sở Hà Nội và TP HCM có điểm sàn bằng nhau, thấp nhất là 16.
Ngành Kỹ thuật ôtô của cơ sở Hà Nội có điểm cao nhất 21, kế đó là ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại TP HCM lấy điểm sàn 20. Các ngành còn lại dao đ🌟ộng 16-19. Năm ngoái, điểm sàn của trường 14-18.
Cơ sở Hà Nội:
Cơ sở TP HCM:
Nཧăm 2020, Đại học Giao thông Vận tải tuyển 5.700 sinh viên, trong đó cơ sở Hà Nội tuyển 4.300 tại 30 ngành, nhiều hơn năm ngoái 4 ngành. Trường tuyển sinh theo bốn phương thức gồm: sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, tuyển thẳng và xét 🔯tuyển kết hợp, riêng cơ sở TP HCM còn dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức.
Năm 2019, điểm chuẩn của Đại học Giao thông Vận tải cả hai cơ sở từ 14,5 đến 21,5. Ngành Công nghệ thông tin đứng đầu với 2🍒1,5 điểm, ngành Kỹ thuật xây dựng công trìn��h thủy lấy điểm chuẩn thấp nhất 14,5.
Cùng ngày, Học viện Ngoại giao thông báo điểm nhận hồ sơ năm nay là 20 cho mọi ngàn𝔍h và tổ hợp, cao hơn năm ngoái 1 điểm. Mức này được tính theo thang 30, chưa nhân hệ số và đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực, đối tượng. Ngoài ra, trong tổ hợp x♊ét tuyển, không môn nào được nhỏ hơn hoặc bằng 1 điểm.
Trường tuyển sinh năm ngành là Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế và Ngôn ngữ Anh, mỗi ngành 100 chỉ tiêu. Năm ngoái, điểm chuẩn vào Học viện Ngoại giao từ 23,91 đến 25,2. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh lấy điểm trúng tuyển là 33,25/40, ti✅ếng Anh nhân hệ số 2.
Thanh Hằng