Tiểu thuyết kinh điển của V. Hugo tưởng đã quá lừng lẫy khi được chuyển thể qua các thể loại sân khấu, một lần nữa gây bất ngờ khi thành phim nhạc kịch.
Thời lượng 160 phú🌞t có lẽ quá dài so với một bộ phim thương mại chiếu rạp, quá ngắn so với bốn tập đồ sộ của tác phẩm văn học, song vừa đủ để gửi gắm hết nội dung của tác phẩm cũng như ý đồ đạo diễn Tom Hooper.
Với lối viết tỉ mỉ đến từng chi tiết của Victor Hugo, phần bối cảnh tăm tối của xã hội Paris những năm 1800 chiế𒁏m già nửa cuốn sách. Những điều này đã được đạo diễn phim khéo léo truyền tải qua tông màu chính củ𝐆a các cảnh quay - phần lớn là màu tối - đủ để người xem cảm nhận được không khí ngột ngạt, tù túng, thiếu thốn và khốn khổ của nước Pháp trong một giai đoạn lịch sử.
Người xem hoàn toàn có thể hài lòng với cốt truyện được truyền tải trung thực và đầy đủ bằng nhạc kịch qua dàn diễn viên gạo cội, không chỉ tài năng về diễn xuất như Hugh Jackman (vai Jean Valjean), Crussell Crowe (vai Javert), sự cống hiến hy sinh vì nghề nghiệp như Anne Hathaway - giảm 11 kg trong 5 tuần để vào vai Fantine, mà còn bởi khả năng hát nhạc kịch không thua kém bất cứ ca sĩ opera chuyên nghiệp nào của toàn bộ🅷 dàn diễn viên, đặc biệt là Hugh Jackman.
Đặc biệt, bộ phim còn có những điểm sáng hơn tác phẩm gốc về tính nhân văn, điển hình là cách xây dựng nhân vật Eponine - con gái vợ chồng Thernardier. Nếu như trong truyện, với sự căm giận cái ác mà tượng trưng là vợ chồng chủ quán rượu Thernardier, V. Hugo miêu tả đứa con gái Eponine của cặp vợ chồng này là đứa trẻ xấu xí. Dẫu sau này, sự hy sinh đầy cao thượn🔴g của Eponine cho tình yêu đã phần nào xóa được ấn tượng xấu về cô thì người đọc vẫn bị ám ảnh bởi bút pháp có phần cay nghiệt của V.Hugo. Tuy nhiên trong phim, Eponine hiện lên là một cô gái không hề xấu, thậm chí mangcó vẻ đẹp khỏe khoắn, rất Latin. Chi tiết này trong phim rõ ràng nhân văn hơn tác phẩm gốc. Bởi xét cho cùng, Eponine cũng chỉ là một con người khốn khổ trong "những người khốn khổ", dẫu bố mẹ cô bé có độc ác, thủ đoạn thì Eponine cũng chỉ là một đứa trẻ giống như Cosette, mà đã là con trẻ thì không đáng bị lên án.
Do khả năng biểu đạt bằng âm nhạc trong phim không thể chi tiết được như tác phẩm văn học nên nút thắt cao trào nhất chưa được khai thác triệt để. Đó là, sau khi được khai sáng bởi tâm hồn cao thượng của Jean Valjean, cũng như mất niềm tin vào chính mình, việc Javert quyết định tự sát diễn ra quá nhanh và chưa đủ sức nặng, khiến cho những khán giả chưa từng đọc qua tác p🌄hẩm văn học cảm thấy chưa thực sự thỏa mãn.
Dẫu sao, bộ phim ca nhạc này cũng thật sự thành công và là bộ phim đáng xem nhất trong dịp cuối năm khi không ít khán giả đã khóc cùng số phận của Fantine, ngạc nhiên trước quyết định của Javert cũng như đắm mình trong chất giọng tuyệt vời của dàn diễn viên tài nă🅷ng và ♔ngỡ ngàng trước tính khái quát cao của nhạc kịch trong điện ảnh.
Phạm Duy