Mang tên Bản đồ đo sâu quốc tế Nam Đại Dương (IBSCO), bản đồ mới nhất không chỉ giúp tàu thuyền định vị an toàn trên biển mà còn cung cấp cho các nhà khoa học công cụ nghiên cứu quý giá nhằm hiểu rõ hơn môi trường, thời tiết và khí hậu ở khu vực. Bản đồ mới trải rộng hơn bản đồ trước đó 10 độ về hướng bắc và bao gồm khu vực rộng gấp 2,4 lần. Phân chia thành các ô 500 m, 23% số ô vuông trong bản đồ được𝓰 dựng từ ít nhất một phép đo sâu bằng sóng âm hiện đại.
Điểm đáng chú ý là bản đồ mới bao gồm Factorian Deep, điểm sâu nhất từng được biết đến ở Nam Đại Dương. Ở độ sâu 7.432 m, điểm này nằm ở rãnh South Sandwich, cách quần đảo cùng tên 100 km về phía đông. Factorian Deep được phát hiện vào năm 2019 bởi tàu ngầm có người lái DSV Limiting Factor do trưởng nhóm Victor Vescovꦰo chỉ huy.
Bất chấp nhiều nỗ lực quốc tế, từ sau chuyến thám hiểm của tàu HMS Challenger vào năm 1873, đáy biển của các đại dương vẫn là bí ẩn lớn. Theo൩ Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), chỉ 10% đáy biển được lập bản đồ bằng phương pháp sóng âm. Phần lớn bản đồ chúng ta thấy đều dựa trên dữ liệu độ phân g𝐆iải thấp chưa hoàn chỉnh.
Đó không phải là điều bất ngờ bởi nước bao phủ 3/4 bề mặt Trái Đất và điểm sâu nhất dưới biển lên tới 10.984 m. Đáy biển luôn thay đổi với tốc độ cực nhanh, đòi hỏi những tổ chức như N♊OAA và Hải quân Hoàng gia phải thường xuyên cử tàu khảo sát để đảm bảo các bản đồ định vị luôn cập nhật. N💦hiều khảo sát đo sâu như của tàu RRS James Clark Ross thuộc Viện Khảo sát Nam Cực Anh cần thêm sự hỗ trợ từ tàu thương mại và nghiên cứu.
"Bản đồ này có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu khoa học", Rob Larter, nhà địa vật lý ở BAS, đồng tác giả bản đồ, cho biết. "Nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu hình dáng của đáy biển ảnh hưởng như thế nào tới đường đi của dòng hải lưu và cách nước biển t🍌rộn lẫn, qua đó tác động tới cách vận chuyển nhiệt và nhiệt độ trên toàn thế giới. 🦂Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm dự đoán biến đổi khí hậu".
An Khang (Theo New Atlas)