Giờ đã du học tại Nhật nhưng mỗi khi nhắc lại thời trung học cơ sở, con gái tôi vẫn không quên được cảm giác sợ hãi mỗi khi mẹ đi họp phụ huynh. Bởi ngoài môn Văn và tiếng Anh, cháu học rất tệ môn Toán và nhiều môn khá🌌c.
Cháu thương tôi bị bẽ mặt trong những buổ♔i họp phụ huynh như thế. Do cách tính điểm trung bình cộng nên dù điểm Văn và tiếng Anh của con tôi cao cũng không cứu đượꦰc các môn còn lại.
Những ngày ấy, sau mỗi buổi họp phụ huynh, khi trở về nhà, tôi thường hài hước bảo cháu rằng, con là học sinh luôn giữ được phong độ ổn định trong học tập với bảng xếp hạng luôn luôn trong tốp 10 từ dưới lên. Tuy vậy, dù tôi có c⛎ười thì mắt cháu vẫn ướt. Không phải cháu tiếc nuối mà cháu thương tôi. Cháu nhiều lần nói, đại ý, mẹ có ba🌠o giờ băn khoăn về chuyện tại sao một người học giỏi như mẹ lại sinh ra một đứa con như con? Hoặc mẹ có muốn đổi con lấy một đứa bé khác giỏi hơn không?
Tôi nghe cháu nói vậy, nhìn nước mắt chực trào ra nơi khóe mắt cháu mà cố nén lòng để cười. Rưng rưng cười cho con bớt dằn vặt. 14 -15 tuổi, cháu không đáng p❀h🌳ải dằn vặt như thế.
Hết học kỳ 1 lớp 9, một cô giáo chắc như đinh đóng cột khi nói rằng, cháu chỉ có thể đậu được vào một trường cấp 3 ở khu vực Cầu Giấy (khu vực có nhiều trường đầu vào điểm thấp). Một cô giáo khác khi tôi xin lời khuyên có nên cho cháu thi vào các trường cấp 3 thuộc quận Hoàn Kiếm cho gần nhà không cũng đã nói một cách hơi khó nghe, nhưng diễn tả đúng hàm ý của cô là “phải biết con mình ♎là ai". Tức là nếu thi sẽ trượt.
Nhưng tôi lại “biết cháu là ai” theo cách của ♔tôi.
Tôi chưa bao giờ quá coi trọ🌃ng chuyện điểm số, cho dù khi đi học tôi thường nằm trong tốp đầu của lớp, nên tôi vẫn đồng ý khi cháu muốn thi Chuyên Sư phạm, một ngôi trường cấp 3 danh tiếng nằm trong Đại học Sư phạm thuộc quận Cầu ꩵGiấy.
Và bởi Văn và tiếng Anh tốt꧒ nên cháu đã đậu và là học sinh hiếm hoi trong lớp 9 của cháu đậu trường chuyên của Bộ Giáo dục. Sau khi tốt nghiệp ở đó,⛎ cháu giành được học bổng du học Nhật.
Cho đến giờ, tôi vẫn là kiểu phụ huynh không quá coi trọng chuyện điểm số. Nhưng xung quanh tôi, bạn bè, người quen, những phụ huynh mà tôi tình cờ gặp vẫn coi điểm số là thang duy nhất đánh giá năng lực của con em mình𓂃.
Một phụ nữ trong khu nhà tôi ở vốn xuất thân trong một gia đình nghèo ở quê, chị không được học hành nên rất quan tâm đến việc học của đứa con trai lớn. Chị bảo, học kỳ này chị không thưởng cho cậu con trai lớp 2 vì cháu chỉ đạt 10 điểm môn Toán và 9 điểm môn tiếng Việt thay vì cả hai điểm 10 như chị kỳ vọng. Một bà mẹ khác cũng kêu trời vì sắp thi đại học đến nơi rồi mà con chỉ đạt học sinh tiên tiến, không đạt học sinh giỏi. Chị kể, tôi đã mắng nó té tát, tôi bảo học hành như nó thì sau này chỉ có đứng đường. Những ngày cuối năm học này, câu chuy💧ện điểm số trở thành chủ đề cho nhiều cuộc bàn luận ở công sở, ở phố xóm và trên Facebook.
Tôi nghĩ, đó cũng là một phần lý do mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phải ra Thông tư 30 quy định về việc bỏ chấm điểm đối với học sinh tiểu học. Trả lời phỏng vấn, ông Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học khẳng định, Thông tư 30 là thông tư rất nhân văn, giải tỏa v🐻ấn đề áp lực điểm số cho học sinh.
Nhưng tôi thì 𒆙không nghĩ hoàn toàn như ông Vụ trư🔯ởng.
Tôi nghĩ, việc giảm áp lực thực sự cho học sinh, trước hết và quan trọng phải bắt đầu từ phụ huynh. Như trong một cuộc thi🌱 chạy đ♓ường dài, phụ huynh đặt mục tiêu phải giải quán quân cho tất cả những đứa trẻ, kể cả những đứa lực yếu tự thân, chỉ đủ sức đi bộ thì Thông tư 30 cũng bó tay.
Mong ước 🌱là vô cùng vô tận nhưng sức người thì có hạn. Năng lực cá nhân của mỗi đứa trẻ cũng có hạn.
Nếu tất cả phụ huynh đều muốn ൲con làm siêu nhân, môn gì cũng giỏi và đặt trên đꦑôi vai nhỏ bé của con những áp lực quá lớn về thành tích thì Thông tư 30 cũng chỉ như kiểu “nước xa không cứu được lửa gần”.
Đặng Huyền