Quân đội Mỹ sở hữu một trong những mạng lưới thông tin chiến tranh hiện đại nhất thế giới, với khả năng kết nối hàng loạt đơn vị chiến đấu và khí tài theo thời gian thực. Tuy nhiên, đầu não chỉ huy mạng lưới này lại quá cổ lỗ, khi Washington vẫn đang sử dụng những chiếc máy tính từ thập niên 1970, trang bị phần cứng và phần mềm dễ bị tổn thương trước các đợt tấn công của tin tặc, theo National Interest.
Hiện đang xảy ra tình trạng chia rẽ trong chính phủ Mỹ trong vấn đề an ninh mạng. Một mặt, các lực lượng tình báo như Cơ🃏 quan An ninh Quốc gia (NSA) tự hào với những hệ thống mạng hiệu quả nhất toàn cầu, trong khi những cơ sở dữ liệu giá trị như của Cơ quan quản lý nhân sự Mỹ (OPM) lại không được mã hóa, có thể bị lấy cắp bất cứ lúc nào và trở thành "mỏ vàng" với tình báo nước ngoài.
Nước Mỹ từng bị tấn công trong sự kiện OPM 2014, một trong những vụ♑ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng một năm, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp hồ sơ cܫá nhân của hơn 22 triệu người Mỹ. Ba năm sau, chưa có giải pháp nào giúp ngăn chặn một cuộc tấn công mạng khác vào dữ liệu nhân viên chính phủ Mỹ.
Năm 2015, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Devin Nunes khẳng định có 19 vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhằm vào các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm cả Bộ An ninh Nội địa, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Ủy ban Quốc gia đảng D🦂ân chủ và Bộ Tài chính.
Tấn công mạng là vũ khí được sử dụng bởi nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Cá♒c quốc gia sử dụng biện pháp này để đe dọa an ninh quốc gia, thu thập thông tin nội bộ và gây ảnh hưởng tới công dân đối thủ. Kết quả từ các đợt tấn công tin tặc có thể giúp xây dựng học thuyết quân sự, chuẩn bị cho xung đột tiềm tàng trong tương lai.
Năm 2008, quốc hội Mỹ khởi động chương trình mang tên Hệ thống bảo vệ an ninh mạng quốc gia (NCPS). Nhưngꦕ việc triển khai NCPS theo nhiều hợp đồng riêng rẽ, giao cho nhiều nhà thầu khác nhau gây ra sự cạnh tranh không cần thiết, hạn chế khả năng hoạt động của hệ thố🐷ng.
Chuyên gia an ninh Andy Kaiser cho rằng sự chắp vá này còn tạo ra những lỗ hổng trong an ninh mạng, đe dọa tới mọi hoạt động của chính phủ và quân đội Mỹ🅺.
Mỹ đang tiến hành nhiều chương trình nhằm nâng cao khả năng tự vệ trước các đợt tấn công mạng. Tuy nhiên, sự quan liêu khiến những dự án tiềm năng nhất đều bị đình trệ, mở ra cánh cửa cho tin tặc nước ngoài tấn công🌜 và vô hiệu hóa khả năng hoạt động của Washi🔯ngton.
Những đối thủ tiềm năng của Mỹ như Nga và Trung Quốc, thậm chí cả các tổ chức khủngꦫ bố, đều tăng cường sức mạnh tác chiến mạng nhằm đáp ứng yêu cầu trong thế kỷ 21. Việc Mỹ vẫn sử dụng những hệ thống máy tính và biện pháp phòng vệ cũ kỹ có thể trở thành điểm yếu chí tử trong một cuộc chiến tương lai, Kaiser cảnh báo.
Việt Hòa