✤Nội dung trên được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu tại cuộc họp về dự thảo Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, ngày 26/7.
Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết tಞrong dự thảo cuối cùng, cơ quan này vẫn giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà tự dùng kღhông nối lên lưới điện quốc gia được phát triển không giới hạn.
Trường hợp người dân c🐎họn phát điện dư vào hệ thống sẽ chỉ được bán dưới 10% công suất lắp đặt. Lượng dư phát lên lưới cũng phải theo quy hoạch điện lực đã được phê duyệt, không vượt quá 2.600 MW đến 2030.
Song, Phó thủ t🅷ướng cho rằng huy động nguồn năng lượng này lên lưới quốc gia cần căn cứ vào yêu cầu của đất nước, thực tế phát triển nguồn, đặc thù từng vùng, miền. Do đó, ông yêu cầu cơ quan soạn thảo nghiên cứu phương án nâng t💃ỷ lệ mua điện dư phát lên lưới là 20% công suất lắp đặt ở miền Bắc. Miền Trung, Nam có thể giữ ở mức 10% như đề xuất ban đầu.
Trướ꧟c đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà cần tính tới các khu vực chênh lệch lớn về hiệ🀅u suất theo thời điểm như miền Bắc.
Hiện, các hệ thống điệ🍸n mặt trờiღ mái nhà tại miền Bắc khoảng 6%, Hà Nội chưa tới 0,4%. Công suất chủ yếu tập trung ở miền Nam, Trung (chiếm gần 90%). Trong đó, tỷ lệ lắp trên mái nhà ở riêng lẻ, công trình dân dụng 17%.
Nguyên nhân chênh lệch do miền Bắc có khí hậu đặc trưng 4 mùa, trong đó mùa nóng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, với ánh sáng mặt trời không đủ mạnh như hai miền Trung, Nam, dẫn💟 đến lượng năng lượng tiêu thụ không đáng kể. Điều này làm giảm hiệu quả đầu tư, hấp dẫn người dân lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
Về giá điện mua lại, Phó thủ tướng đề nghị cơ quan quản lý ngành công thương nghiên cứu theo hướng áp dụng cơ chế bù - trừ 𝓰hoặc theo giá chào bán thấp nhất trên thị trường điện cạnh tranh tại thời điểm mua. Trước đó, Bộ Công Thương đề xuất tạm áp mức từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh (tính theo chi phí tránh được bình quân năm 2023).
Cùng đó, lãnh đạo Chính phủ lưu ý cơ quan soạn thảo quy định các biện pháp kiểm soát, bảo đảm an toàn hệ thống khi huy động công suất dư lên lưới. Việc này cũng phải giao các công ty điện lực địa phương giám sát, theo từng khu vực,ඣ địa bàn. Ngoài ra, các quy chuẩn về an toàn công trình, phòng cháy chữa cháy khi lắp đặt thiết bị, hệ thống cần đưa ra theo hướng đơn giản trình tự, thủ tục, hồ sơ.
Theo ông Hà, Bộ Công Thương phải 𝄹có chính sách khuyến khích rõ ràng để tổ chức, cá nhân lắp đặt kèm theo thiết bị lưu trữ. "Người dân đầu tư thiết bị lưu trữ điện năng trở thành điện nền, huy động vào giờ cao điểm phải có ư🔯u đãi về thuế, tín dụng", ông Hà nói.
Với trường hợp lắp thiết bị lưu trữ, ông Hà cũng yêu cầu có quy định để họ được phát lên 100% công suất lắp đặt. Trường hợp vướng quy hꦐoạch, Bộ Công Thương phải kiến nghị điều chỉnh nếu bảo đảm công nghệ, kỹ thuật, chi phí giá thành, theo yêu cầu của Phó thủ tướng.
Hiện cả nước có hơn 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9ꦑ.500 MWꦑ. Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô loại nguồn này đến 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.
Ngoài phát triển tại nhà dân, công sở, theo ông Đỗ Văn Năm, Thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, nhiều khu,ꦇ cụm công nghiệp cũng đang chờ Nghị định được ban hành để lắp đặt năng lượng mặt trời mái nhà.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho rằng cần có cơ chế khuyến khích loại hình này tại khu, cụm công nghiệp. Việc này giúp giảm tải lưới điện tại chỗ, và có thể đầu tư hệ thống lưu trữ để chuyển thành điện nền huy động vào giờ cao điểm. "Đây là tiềm năng vô cùng lớ♛n, có thể thực hiện ngay", đại diện doanh nghiệp cho hay.
Để khuyến khích, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu Bộ Công Thương cần bổ sung quy định cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đ🌠ặt như dự thảo hiện tại.
Phương Dung