Cộng hòa Hồi giáo Iran ngày 9/11 công bố lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ như một phần của nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngăn chặn ngoại tệ chảy ✨ra ngoài do lệnh trừng phạt của phương Tây ngày càng bóp nghẹt nền kinh tế của Iran.
Tờ Iran Daily dẫn tin Iran sẽ cấm nhập khẩu tạm thời 75 sản phẩm xa xỉ từ ô tô, đồng hồ, đồ gia dụng, điện thoại di động cho t🦄ới giấy vệ sinh. Nhưng lệnh cấm này không áp dụng cho các đơn vị nhập khẩu linh kiện hay bán thành phẩm để sản xuất.
Hiện, các sản phẩm xa xỉ trên đều đã được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, với dân số 75 triệu người và tầng lớp trung lưu phát triển cao, Iran từ lâu đã là một trong những thị trường tiêu thụ chính cá🦋c mặt hàng xa xỉ ở Trung Đông.
Một quan chức Bộ Thương mại Iran, ông Sasan Khodaei, cho biết lý do ban hành lệnh cấm nhập khẩu là để tiết kiệm các ngoại tệ mạnh cho Iran, đồng thời bày tỏ hy vọng một số sản phẩm như máy tính xách tay và điện thoại di động sẽ sớm được gỡ bỏ khỏi danh sách tạm cấm nhập khẩu do chúng không được sả𒊎n xuất toàn bộ trong nước hoặc sản xuất trong nước nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu.
Trong năm 201🧸1, Iran đã nhập khẩu 40.000 xe ô tô và 90 triệu chiếc điện thoại di động. Theo ước tính, lệnh cấm này có thể giúp Iran tiết kiệm được 4 tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, những người chỉ trích lệnh cấm cho rằng điều này sẽ thúc đẩy buôn lậu từ các nước láng giềng và ước tính giá trị hàng hoá buôn lậu lên tới 15 tỷ USD mỗi năm.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran đã làm giảm mạnh doanh thu bán dầu, chiếm tới 80% nguồn thu ngoại tệ của nước này. Đồng thời, Iran cũng bị cấm tham gia vào hệ th💞ống thanh toán liên ngân hàng từ các ngân hàng quốc tế lớn, điều này đã đẩy đồng nội tệ của Iran xuống mức thấp kỷ lục. Cụ thể, vào đầu tháng 10, đồng nội tệ Iran, đồng rial, giảm mạ꧂nh hơn 40% giá trị trong vòng vài tháng. Vì vậy, lệnh tạm cấm nhập khẩu một số mặt hàng xa xỉ được chính phủ Iran ban hành như giải pháp tình thế để hạn chế sử dụng ngoại tệ.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn