Siemens SL45 - điện thoại nghe nhạc ra đời từ năm 2000. Ảnh: Digit-life. |
Chỉ hai năm trở lại đây, số lượng điện thoại có khả năng "chơi" nhạc số đã tăng lên một cách nhanh chóng tại thị trường Việt Nam. Theo số liệu mà Thế Giới Vi Tính (TGVT) nghi nhận được, ở thời điểm tháng 2/2004 trong số 74 model phổ biến trên thị trường trong nước chỉ có 9 model được tích hợp chức năng nhạc số, nhưng đến tháng 8/2006 trong 72 model phổ biến trên thị trường đã có 46 mẫu "chơi" được nhạc. Hầu hết các nhà sản xuất đều đưa vào thị trường sản phẩm có khả năng chơi nhạc. Theo GSM Arena, chỉ riêng hệ GSM hiện trên toàn cầu đã có khoảng gần 500 điện thoại có chức năng chơi nhạc. Khi "cơn sốt" tích hợp máy ảnh đang đi qua, thì dường như nhạc số đã làm cho thị trường điện thoại sinh động và có nhịp điệu hơn.
Nếu lật lại "biên niên sử" của ngành điệ꧂n thoại di động thì chúng ta thấy các mẫu có khả năng chơi nhạc số ra đời từ năm 2000 (Siemens SL45), nghĩa là trước cả chiếc điện thoại đầu tiên được tích hợp tính năng chụp ảnh (Nokia 7650) gần một năm. Thế nhưng điện thoại có chức năng nhạc số lại không phát triển trong một thời gian dài và "nhường" sân chơi cho điện thoại tích hợp máy ảnh số. Trong thời gian qua điện thoại chơi nhạc đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ những "cách tân" hợp lý.
Bộ nhớ
Nokia N91 ổ cứng 4 GB. Ảnh: Typepad. |
Bộ nhớ trong của điện thoại không chỉ dừng ở loại flash như trước đây. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Samsung và Nokia đã cùng "theo chân" iPod đưa ổ cứng với dung lượng đến 4 GB vào, giúp i300x của Samsung và N91 của Nokia có khả năng lưu trữ hàng ngàn bài nhạc, không thua gì máy nghe nhạc số di động đình đám iPod mini. Đây có thể sẽ là xu hướng cho các model chơi nhạc chuyên biệt. Điều này giúp người dùng có thể sử dụng điện thoại như một bộ sưu tập nhạc chuyên nghiệp.
*Điện thoại giải trí hàng đầu tại Mỹ |
*Điện thoại nghe nhạc Acappella LV2400 |
*Samsung thêm điện thoại siêu dung lượng |
Có một số model dù không có khe cắm thẻ nhớ nhưng lại sở hữu bộ nhớ trong cực lớn như Sony Ericsson W900i có dung lượng nhớ lên tới 470 MB hay W550i có 256 MB... điều không thể có được vào thời điểm trước đây một năm. Còn nhớ, tháng 8 năm ngoái, điện thoại di động không có khe cắm thẻ nhớ mở rộng nhưng có bộ nhớ trong lớn nhất là Samsung D520 - cũng chỉ 96 MB. Tuyဣ nhiên, điện thoại nghe nhạc có dung lượng nhớ dưới 512 MB không còn được khách hàng ưa chuộng.
Tai nghe và loa ngoài
Điện thoại nghe nhạc Sony Ericsson W550i. Ảnh: Ferra. |
Chưa chắc các máy nghe nhạc được cho là chuyên nghiệp và thời thượng nhất đã được tích hợp loa. Trong khi đó hiện nay các điện thoại chuyên cho nghe nhạc có loa tích hợp lại trở thành phổ biến, không những 1 loa mà có đến 2 loa mang lại chất lượng stereo hoặc âm thanh 3D. Loa tích hợp tạo thuận lợi cho người dùng vì họ không bị "trói" bởi sợi dây tai nghe như nhiều điện thoại nghe nhạc ra đời cách đây khoảng hai năm.
Việc phải dùng "chết" một chiếc tai nghe chuyên cho một model hoặc một nhãn hiệu nào đó do mỗi máy có một thiết kế cắm tai nghe khác nhau đôi khi khiến người dùng khó chịu. Người dùng cũng không thể kết nối điện thoại với các thiết bi audio/video gia đình. Nhưng thời gian gần đây, đã xuất hiện một số model điện thoại chuyên nghe nhạc tích hợp cổng cắm tai nghe chuẩn 3,5 mm (Nokia N91, Motorola E2, LG G8000...) vốn rất phổ biến trong các thiết bị giải trí. Không chỉ có thế, nếu trước đây tai nghe Bluetooth chỉ ﷽giúp người dùng thực hiện chức năng thoại thì ngày nay, nó còn cho phép bạn nghe nhạc bằng tai nghe Bluetooth. Đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với các sản phẩm máy nghe nhạc số di động chuyên nghiệp.
Giao diện và định dạng nhạc
Motorola Rokr E2. Ảnh: Mobilewhack. |
khía cạnh này, các nhà sản xuất điện thoại di động cũng đã có một bước tiến dài. Định dạng MP3 không còn độc chiếm như trước đây, mà còn có những định dạng khác như: AAC/AAC+/e-AAC+/WMA... Đây là các chuẩn âm thanh phổ biến trong thế giới nhạc số di động chẳng kém gì MP3, giúp người dùng không phải mất quá nhiều công sức trong việc chuyển đổi định dạng nhạc. Thậm chí các định dạng AAC còn cho phép bạn lưu được nhiều bài hát hơn so với MP3. Thông thường, với 4 GB dung lượng nhớ, bạn chỉ có thể lưu được khoảng 1.000 bài hát theo định dạng MP3 thì với AAC con số này là khoảng 3.000 bài. Tuy nhiên còn có nhiều tranh luận về vấn đề chất lượng âm thanh.
*Apple 'chạm mặt' điện thoại nghe nhạc |
*Điện thoại nghe nhạc màu cam của Samsung |
*Điện thoại Walkman thứ 8: W700i |
Khả năng chia sẻ dữ liệu
Nokia 3250. Ảnh: Techiedia. |
Hầu hết các sản phẩm máy nghe nhạc số di động ngày nay tại Việt Nam mà chúng tôi có thông tin đều chỉ có thể giao tiếp với máy tính hoặc các thiết bị khác qua cáp (cổng USB). Điều này khá bất tiện vì nếu không có cáp, không có máy tính thì gần như bạn không có cách gì để chia sẻ nhạc♉. Điện thoại nói chung và các sản phẩm có chức năng chơi nhạc nói riêng có một ưu thế là ngoài giao tiếp qua cáp chúng còn có các giao tiếp không dây bằng Bluetooth và hồng ngoại. Điều này cho phép người dùng𝓀 có thể chia sẻ nhạc với bất cứ thiết bị nào (có hỗ trợ Bluetooth hay hồng ngoại) mà không cần phải có máy tính và cáp. Trong số 72 model phổ biến trên thị trường thì hơn một nửa số máy được tích hợp Bluetooth.
Kiểu dáng và pin
BenQ-Siemens EF51. Ảnh: Sina. |
Xét về khía cạnh này, đa số các mẫu điện thoại không qua được nhiều sản phẩm máy nghe nhạc chuyên nghiệp, dù gì thì gì điện thoại di động vẫn phải là điện thoại! Tuy nhiên, giờ đây, nhiều nhà sản xuất đã chịu cách tân sản phẩm sao cho thật "hot", họ hiểu đa số khách hàng của điện thoại đa chức năng là giới trẻ. Nhiều model đã có màu sắc rực rỡ thay cho các màu truyền thống là đen hoặc xám, các sản phẩm dòng "W" màu cam của Sony Ericsson là một ví dụ. Một số sản phẩm có thiết kế khá giống với máy nghe nhạc chuyên nghiệp: BenQ Siemens EF51 rất giống chiếc máy nghe nhạc Zen Micro của Creative... Việc thay đổi thiết kế gần gũi hơn với giới trẻ cũng đã giúp cho điện thoại di động nghe nhạc được chào đón mạnh mẽ hơn.
Ngày nay nhiều sản phẩm cho phép người dùng nghe nhạc liên tục trên 10 tiếng đồng hồ. Chúng tôi cũng đã kiểm nghiệm được điều này trên một loạt các model điện thoại ví dụ như Nokia N91, Motorola E2 hay Samsung i300x... Trên thực tế đây là khoảng thời gian khá lý tưởng cho một sản phẩm nghe nhạc. Thời lượng này cũng vượt trội so với nhiều điện thoại tích hợp chức năng nghe nhạc trước đây. Thậm chí nếu so sánh với máy nghe nhạc iPod mini sản phẩm có khả năng "chạy" liên tục từ 4 6 tiếng, thì 10 tiếng nghe nhạc quả là rất thuyết phục.
Với những cách tân mạnh mẽ trong thời gian ngắn vừa qua, nhiều chuyên gia nhận định điện thoại di động đang "giao duyên" với nhạc số một cách khá hoàn hảo và đáp ứnღg được nhu cầu của người dᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚùng, đem lại sinh khí mới cho cái "alô".
(Theo Thế Giới Vi Tính)