Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ♏đưa nghệ sĩ Trần Hạnh vào diện xem xét đặc cách d⛎ựa trên hồ sơ của ông do Nhà hát Kịch Hà Nội - đơn vị diễn viên từng làm việc - báo cáo. Sau khi nghỉ hưu năm 1989, ông tiếp tục hoạt động trong lĩnh 𓄧v🎃ực nghệ thuật, tham gia nhiều phim truyện nhựa và truyền hình.
"Vượt lên hoàn cảnh, điều kiệ🌜n khó khăn của bản thân, gia đình, NSƯT Trần Hạnh đóng góp nhiều công sức đối với nghệ thuật. Các vai diễn của ông có sức lan tỏa, đồng thời ông là người nghệ sĩ có hình ảnh đúng mực trong cuộc sống", đạ🗹i diện Sở chia sẻ.
Người được trao danh ꧋hiệu Nghệ sĩ Nhân dân phải có ít nhất 20 năm kinh nghiệm, đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú từ 5 năm trở lên, được tặng ít nhất hai giải vàng hoặcꦜ một giải vàng và hai giải bạc tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế và các hội văn học nghệ thuật Trung ương từ khi được trao Nghệ sĩ Ưu tú.
Nghệ sĩ Nhân dân Minh Hòa - Phó Giám đốc Nhà hꦏát Kịch Hà Nội - cho biết: "Nghệ sĩ Trần Hạnh mới đoạt một giải Cống hiến (tương đương giải Vàng) tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2010. Tuy nhiên, đơn vị của tôi nhiệt t⭕ình bảo vệ nghệ sĩ khi đề xuất trường hợp của ông lên Sở. Dù không đủ số huy ch🍃ương quy định, Trần Hạnh có nhiều đóng góp trên sân khấu. Đặc biệt, các vai diễn của ông trên truyền hình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Ông hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân", bà Minh Hòa chia sẻ.
* Nghệ sĩ Trần Hạnh trong phim "Ngõ lỗ thủng"
Ở tuổi 89, nghệ sĩ Trần Hạnh sống cùng vợ chồng con trai trong căn nhà nhỏ ở gần ga Trần Quý Cáp, Hà Nội. Hơn 10 năm trước, con ông bị tai nạn dẫn đến tổn thương vùng não và mới hồi phục khoảng ba năm nay. Hàng ngày, nghệ sĩ🍌 tranh thủ bán hàng phụ giúp con dâu. Ông tự nấu nướng, đi lại bằng xe máy.
* Cuộc sống thường nhật và đam mê diễn xuất của NSƯT Trần Hạnh
Hai gương mặt khác của Nhà hát Kịch Hà Nội - Công Lý, Thu Hà - cũng được đề nghị xét trao danh hiệu NSND đợt này. Ngoài ra, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội - nghệ sĩ Thu Huyền, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội - ông Trần Qu♔ang Hùng, diễn viên Trần Mạnh Cường, đạo diễn Nguyễn Minh Chuyên, nhạc công Đào Văn Trung, họa sĩ Nguyễn Tất Ngọc, đạo diễn Nguyễn Lê Văn, diễn viên chèo Trần Thị Loan... có mặt trong danh sách.
Nghệ sĩ Nhân dân là danh hiệu cao nhất Nhà nước t💦rao tặng cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Nhà nước từng tổ chức tám đợt xét duyệt.
NSƯT Trần Hạnh sinh năm 1929 ở Hà Nội. Ông được công chúng yêu mến qua nhiều vai diễn gắn với hình ảnh người n༒ông dân chất phác. Ông quen thuộc trong các phim truyền hình khi đóng bí thư đảng ủy của Làng nổi, bố An trong Truyện cổ tích tuổi 17, bố Lài trong Tướng về hưu, ông Khiển trong Người cầu may, ông Lâm trong Chiếc bình tiền kiếp, bố Mai trong Hãy tha thứ cho em... Trần Hạnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú ngày 25/1/1994. Năm 1996, ông giành giải Nam diễn viên xuất sắc trong phim truyện Nước mắt đàn bà tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11. Tại Liên hoan Truyền hình toàn quố🔜c năm 2010, ông nhận giải Cống hiến cho vai ông Thống trong phim Ngõ lỗ thủng của đạo diễn Quốc Trọng. Những năm 1970, 1980, ông có nhiều vai diễn thành công trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội, điển hình là vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ Lam Sơn tụ nghĩa. Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm một vai chính trong các vở Tiền tuyến gọi, Âm mưu và tình yêu... Nhà𝄹 viết kịch Lưu Quang Vũ từng dành cho Trần Hạnh lời khen: "Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội". |
Hà Thu