Để hạn chế việc khoai ế trên ruộng, nhiều n🙈gười tình nguyện đã thu mua và vận chuyển khoai đến đô thị lớn tiêu thụ.
Hôm qua tôi mua 17.000 đồng một kg ở TPHCM, sao bà con bị ép giá thế nhỉ?
Đã đến lúc nghiêm túc nhìn lại khái niệm "giải cứu". Chứ như hiện nay sẽ hình thành một quan niệm "nông nghiệp chờ giải cứu". Cứ thoải mái nhân rộng diện tích, rồi giá cao thì bán hết cho thương lái nước ngoài, bà con trong 🌱nước có mua được thì giá cắt cổ, rồi thương lái ép giá, lại quay ra chờ giải cứu.
Thật ra đều có quy 💛hoạch cả, cơ quan chức năng khuyến cáo cả rồi, nhưng bà con thấy năm nay được mùa, sang năm mở rộng diện tích gấp 3 gấp 4 lần thì sẽ dư thừa nông sản. Cơ quan chức năng thì chỉ có thể định hướng, khuyến cáo thôi, chứ đất của người nông dân, họ trồng vượt quy hoạch thì ai đủ thẩm quyền can thiệp?
Bà con cứ nhìn sang hàng xóm năm nay được mùa là thi nhau trồng theo, tạo ra sản phẩm dư thừa, rồi đợi giải cứu. Bộ phận nông nghiệp và 𒁏phát triển nông thôn địa phương tuyên truyền thế nào lại để cho nông dân trồng hàng loạt. Nên phân tích thị trường rồi hướng dẫn nông dân trồng trọt cho hiệu quả chứ.
Nông dân không tìm hiểu thị trường trước, mà suốt ngày ỷ lại cộng đồng giải cứu thì vẫn còn 🙈thua dài dài.
Mấy năm trước ở vùng tứ giác Long Xuyên thương lái Trung Quốc đã cho nông dân một vố khoai lang tím, nay lại ngược lên Tây Nguyên. Đổi tên thành khoai mật, ngọt khi được giá và đắng khi mất giá.
Dac san Viet
Tôi thì chả thấy ấm lòng gì cả. Tôi không ủng hộ việc giải cứuཧ thế này. Người dân thực tế không có ý thức về canh tác chiều sâu mà hay chạy theo lợi nhuận trước mắt. Đến khi thương lái bỏ thì lại ế và điều này làm thị trường nông sản bấp bênh. Lúc dư thừa thì rẻ, lúc khan hiếm đội giá gấp ba. Tất nhiên trách nhiệm cơ quan quản lý là không nhỏ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.