Nữ điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải (Cà Mau) từng ý định kết thúc thực tập sẽ chọn làm nội khoa, đỡ nhìn cảnh bệnh nhân đau đớn phẫu thuật, ống thông chọc khắp người. "Đến ngày phỏng v📖ấn xin việc, tôi lại quả quyết thích làm ngoại khoa vì ngưỡng mộ anh chị đồng nghiệp mảng này", chị chia sẻ.
10 năm theo nghề, chị Xuyên vẫ🌸n nguyên cảm giác lo lắng khi người bệnh nằm hậu phẫu có diễn biến bất thường. Xót x🦩a trước những đớn đau của người bệnh, thương những lúc bệnh nhân khó chịu vì bệnh tật mà không thể yên giấc, nữ điều dưỡng 31 tuổi không ít lần stress nhưng cũng càng yêu nghề, mong có thể làm nhiều điều giúp bệnh nhân.
Nghiên cứu mới đây trên 926 điều dưỡng hệ thống y khoa Hoàn Mỹ cho thấy điều khiến điều dưỡng căng thẳng nhất là các yếu tố liên quan chăm sóc người ꦇbệnh.
Thạc sĩ Phạmꦏ Thị Thạch Trúc, chuyên viên huấn luyện điều dưỡng cấp cao Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết khảo sát thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Đa số các điều dưỡng tuổi từ 21 đến 40, làm việc tại các khoa Hồi sức tích cực, Hậu phẫu, Cấp cứu và một số khoa nội trú.
Tình trạng stress của điều dưỡng khảo sát theo bộ 34 câu hỏi của Pamela Gray Toft và James G▨. Anderson. "Nhìn thấy sự chịu đựng của người bệnh" khiến điều dưỡng bị stress cao nhất. Một số yếu tố khác gây stress gồm thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật trên người bệnh phải chịu đau đớn, điều dưỡng cảm thấy bất lực khi tình trạng người bệnh không cải thiện, chứng kiến người bệnh tử vong, lắng nghe ho𒆙ặc nói chuyện với người bệnh về cái chết sắp đến của họ...
Các yếu tố gây quá tải công việc cũng khiến điều🍬 dưỡng stress, đặc biệt là quá nhiều công việc giấy tờ và gặp sự cố máy tính khi đang làm việc, không đủ thời gian để hỗ trợ tư vấn tâm lý người bệnh. Một vài điều dưỡng stress do sự phê bình của bác sĩ, của cấp trên, được phân công đến hỗ trợ các khoa khác do thiếu nhân sự.
Các điều dưỡng công tác tại khoa Hồi sức tích cực và Cấp cứu có mức stress♈ cao nhất.
Để ứng phó stress, một số điều♒ dưỡng tìm sự hỗ trợ xã hội, trò chuyện với người có thể đưa ra giải pháp, lập kế hoạch hành động, rút kinh nghiệm trong quá khứ... Diễn tiến xấu của người bệnh có ảnh🐎 hưởng lớn đến tâm lý điều dưỡng, do đó cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống cấp cứu xảy ra.
Nhóm nghiên cứu đề xuất các nhà quản lý cần xây dựng chiến lược phòng ngừa và giải pháp ứng phó stress cho đội ngũ điều dưỡng tại bệnh viện. Nhân viên y tế cần được tập huấn về kỹ năng phê bình và lắng nghe về phê bình để không gây căng thẳng trong quá trình làm việc. Cần nâng cao kỹ năng khen thưởng và kỹ năng phả꧂n hồi, lập kế hoạch đào tạo nhân sự và luân chuyển điều dưỡng phù hợp với nguồn nhân lực tại bệnh viện.
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế và hệ thống bệnh án điện tử có thể giúp giảm bớt công việc giấy tờ, cải thiện khả năng theo dõi tiến trình𝓡 người bệnh và giảm tổng khối lượng công việc của ﷽điều dưỡng.
Stress là phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm đáp ứng với thể chất hoặc tâm lý là nguyên nhân gây ảnh hưở⛄ng đến sức khỏe con người. Người bị stress được xem như không khỏe mạnh, làm việc không có hiệu quả và nguy cơ bị tai nạn cao. Stress sẽ tác động nghiêm trọng đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ y tế.
Mỹ Xuyên tâm sự, vất vả của điều dưỡng không nằm ở những bất thường về giờ giấc sinh hoạt, "cơm sáng lúc hai giờ chiều và cơm chiều lúc mười giờ tối", trực xuyên đêm, mà chủ yếu là những áp lực với công việc, với người bệnh, với b🌺ác sĩ, với mạng xã hội, nạn bạo hành 🦩nhân viên y tế...
"Vất vả là vậy nhưng nếu hỏi có hối hận không khi chọn ngành điều dưỡng, câu trả lời là không", chị khẳng định. Nữ điều dưỡng nói chị yêu khoảnh khắc bệnh nhân nở nụ cười sau 72 giờ hậu phẫu sóng gió, thích cảm giác nhìn thấy những vết thương nhiễm trùng tiến triển tốt t𝓰ừng ngày, mến những ánh mắt chào tạm biệt của người bệnh khi xuất viện.