Ngày nay con người sống sạch sẽ hơn nhiều so với tổ tiên nhờ hệ thống vệ sinh, lọc nước cùng sự hỗ trợ của các sản phẩm xà phòng, tẩy rửa, kháng khuẩn, khử trùng. Nói ngắn gọn, chúng ta tiếp xúc ít với vi khuẩn hơn trước kia. Từ lâu, các chuyên gia ủng hộ "thuyết vệ sinh" tin rằng lối sống quá sạch sẽ thay đổi vi khuẩn bên trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc những vấn đề khác liên quan đến hệ miễn dịch. Giờ đây, công trình của nhóm tác giả Mỹ đăng tải trên tạp chí Cell đã cung cấp thêm bằng chứng ch🐼o thấy "thuyết vệ sinh" là chính xác.
Theo Times, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tommie Vatanen từ Viện Broad thuộc MIT và Harvard đã so sánh môi trường sống của trẻ em Nga, Phần Lan, Estonia và phát hiện có sự kh꧋ác biệt về vi khuẩn tiếp xúc giữa 3 nhóm này. Cụ thể, trẻ Nga tiếp xúc nhiều với E.Coli hoặc loài Bifidobacterium còn tr🦹ẻ Phần Lan ti𝕴ếp xúc nhiều với loài Bacteroides. Các bé Estonia tꦦhì tiếp xúc 🙈với tất cả các loại trên bởi khu vực này đang chuyển dần từ lối sống nông nghiệp sang thành thị.
"Ch𝔉úng tôi biết rằng trẻ em Nga sống gần nông thôn nên chắc chắn tiếp xúc nhiều hơn với vi khuẩn trong đất và từ các loài động vật", Ramnik Xavier từ Viện Broad thuộc nhóm tác giả cho biết. "Trẻ em Phần Lan lại sống trong môi trường siêu sạch và dành phần lớn thời gian bên trong những ngôi nhà chắc chắn". 🐻Từ sự khác biệt về vi khuẩn, nhóm tác giả tìm ra mối liên hệ với bệnh tiểu đường tuýp 1: Trẻ Phần Lan dễ bị bệnh hơn trẻ Nga.
Nhiều công trình khác khẳng đị🍷nh tiếp xúc với các loài vi khuẩn trong đất nói♓ riêng và môi trường nông thôn nói chung thúc đẩy sản xuất các axit béo, chống lại mầm bệnh gây các vấn đề nhiễm trùng đường hô hấp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Các vi khuẩn sẽ "dạy" hệ miễn dịch để bảo vệ trẻ khỏi dị ứng cùng các rối loạn chuyển hóa như tiểu đường.
Vatenan cùng đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu vi khuẩn trong ruột với hy vọng tìm ra chính xác loại và liều vi khuẩn giúp kiểm soát, thậm chí ngăn ngừa tiểu đường tuýp 1 và 🍌dị ứng.
Minh Nguyên