Nghệ sĩ Diệu Hiền chuẩn tái xuất cùng Bạch Tuyết - đồng nghiệp thân thiết - ở chương trình Gửi người tri kỷ 2, phát trực tuyến trên nền tảng eBox 20h tối 16/1. Khi Bạch Tuyết ngỏ ý muốn thực hiện show nhạc, bà nhận lời vì muốn ôn cải lương thời hoàng kim. "Tôi mong được trở lại một thuở th𝕴anh xuân, khi cùng các đoàn hát sống đời gạo chợ nước sông", Diệu Hiền nói.
Ở tuổi 77, sức khỏe Diệu Hiền xuống dốc khi mắc nhiều bệnh về tim, gai𓆉 cột sống... Khoảng nửa tháng trước, bà bị ngã, được đưa đi cấp cứu, con gái vào viện chăm. Chứng thấp khớp cũng khiến hai gối bà yếu hẳn, đi lại phải có người dìu. Có lần, một cuộc thi vọng cổ mời bà diễn hỗ trợ thí sinh, nghệ sĩ phải đi xe lăn lên sân khấ🐽u. Bốn năm qua, bà từ chối các lời mời tái xuất vì lo khó giữ được phong độ.
Gửi người tri kỷ 2 là ngoại lệ bởi tình bạn 60 năm giữa bà và Bạch Tuyết. Họ chơi với nhau năm 17 tuổi, cùng vào đoàn Thống Nhất của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn. Bằng tuổi nhau nhưng ngày ấy, Diệu Hiền chững chạc hơn vì sớm trải đời. Trong ký ức của bà, Bạch Tuyết thời con gái khá nhút nhát, mỗi lần gặp chuyện oan ức thường gục đầu lên vai Diệu Hiền vừa kể vừa khóc, còn bà vuốt tóc bạn, ôn tồn khuyên nhủ. Sau này, khi Diệu Hiền dần vắng bóng trên sân khấu để chăm sóc các con, họ vẫn giữ tình bạn thân thiết. Bạch Tuyết tiếc cho đồng nghiệp vì biết bà vẫn mê hát, giọng còn khỏe. "Ở tuổi xế chiều, không phải ai cũng có thể hát lên câu vọng cổ thứ hai là khán giả vỗ tay rần rần như🐽 Diệu Hiền", Bạch Tuyết nói.
Tình cảm người hâm mộ cũng thôi thúc Diệu Hiền trở lại sân khấu. Những ngày ở viện dưỡng lão tránh dịch, bà hay nhận được tin nhắn thăm hỏi sức khỏe của khán giả. Có người kể lúc nhỏ, mỗi lần nghe bà hát vọng cổ Nhụy Kiều tướng quân, tới đoạn khóc thương tướng Lê Minh là cả nhà chảy nước mắt vì xúc động. "Ân tình đó thúc giục tôi ph🔥ải làm điều gì đó. Ban đầu, nghe Bạch Tuyết rủ đi hát, tôi cũng lo lắm. Nhưng rồi tôi tự hỏi, nếu không trở lại lúc này thì còn lúc nào nữa?", Diệu Hiền nói.
Cuộc đời Diệu Hiền nhiều phen lận đận. Thuở nhỏ, cô bé mồ côi cha Lâm Thị Hiền sống cùng mẹ ở mái chòi mé sông Sài Gòn. Tuổi thơ của bà là những ngày theo chân mẹ, háo hức xem các đoàn diễn cải lương. Có lần, bà được thưởng thức hai giọng ca nổi tiếng - Út Trà Ôn và Kim Anh - diễn vở Lòng mẹ Việt Nam. Đam mê sân khấu nhem nhóm từ đó, bà xin mẹ đi hát nhưng nhiều lần bị từ chối vì cho rằng "xướng ca vô loài". 14 tuổi, m🐻ột đêm nọ, bà giấu gia đình bỏ theo đoàn hát, từ đó sống đời lang bạt.
Nghiệp hát xướng vốn không bằng phẳng như bà hình dung. Khi vào đoàn Hoa Lan - Xuân Liễu, nghệ sĩ nhận những vai vô danh như nữ tì, quần chúng... Đến gánh Hoa Sen, bà được nghệ sĩ Hoàng Nô - cha ca sĩ Hoàng Lệ Nga - phát hiện năng khiếu. Từ đó, bà theo thầy học ca cổ vỡ lòng. Một lần diễn vở Hoa tàn trong am vắng, vì kép bất ngờ vắng mặt, soạn giả Hoàng Khâm đề nghị ông bầu cho bà thử vai, đổi tꦐừ nhân vật chú tiểu thành ni cô Diệu Hiền. Vai diễn gây ấn tượng với khán giả, ông bầu liền dán tên bà trên băng rôn là "Diệu Hiền". Từ đó, cái tên trở thành nghệ danh, gắn chặt cuộc đời bà.
Diệu Hiền kết hôn với nghệ sĩ Út Hậu khi đi hát chung ở đoàn Thống Nhất của danh ca Út Trà Ôn. Hôn nhân 😼gãy gánh giữa đường vì cả hai hết duyên - như bà tự nhận. Nghệ sĩ từng nói: "Không hợp nhau thì đi. Người ta yên ổn, tôi cũng vậy, như thế là đủ rồi".
Biến cố lớn nhất với Diệu Hiền là vụ hỏa hoạn từng suýt cướp đi mạng sống của bà năm 1979. Lần đó, bà lưu diễn cùng đoàn cải lương Hương Tràm (Cà Mau) ở vùng U Minh. Tàu chở đoàn bị cháy, bà bén lửa từ chân đến mặt. Suốt mấy tháng điều trị, bà phải nằm trên lá chuối non vì đau rát. Nghệ sĩ Vũ Linh - học trò bà - khi ấy bỏ ꦅhát, hàng ngày nấu cháo chăm bà. Tai nạn đến nay vẫn ám ảnh Diệu Hiền mỗi lần nhìn lại những vết sẹo trên cơ thể, song nghệ sĩ cho rằng bản thân may mắn vì khuôn mặt còn lành lặn. "Mọ✅i thứ rồi cũng dần qua", bà nói.
Sau này, khi cải lương xuống dốc, bà dần ít đi diễn, cùng năm người con sống ở một khu chung cư cũ. Sáu năm trước, tuổi cao𝕴 sức yếu, thương các con chật vật chăm sóc mẹ, bà xin Hội sân khấu TP HCM được vào Viện dưỡng lão nghệ sĩ (quận 8), làm bạn với các đồng nghiệp một thời như Ngọc Đáng, Thiên Kim, Lệ Thẩm... Nghệ sĩ nói thời gian ở đây bà như được trẻ lại, hàng ngày ôn chuyện nghề, chuyện đời cùng bạn bè.♍ Diệu Hiền cho biết: "Mỗi ngày, chúng tôi tập tuồng rồi cùng nhau cười, cuộc sống đơn giản lắm. Lâu lâu, khán giả và các nghệ sĩ trẻ đến thăm, tặng quà, chúc Tết là tôi thấy ấm lòng rồi".
Diệu Hiền chịu ảnh hưởng của nhiều thầy như Phùng Há, Tám Vân, Hoàng Nô, Út Trà Ôn... Ở mỗi người, bà học hỏi cái riêng, gom nhặt từng chút và biến thành của mình. Chẳng hạn, với lối ca diễn uy dũng trong những tuồng sử, bà bắt chước "vua xàng xê" Minh Chí, còn cách vô vọng cổ được bà học tập từ danh ca Út Trà Ôn. Dù ngoại hình nhỏ nhắn với biệt danh "ốc tiêu", bà dần gây tiếng vang bởi nét diễn oai phong, mạnh mẽ, phù hợp các vai đào võ. Hai tuồng đưa bà chạm đến đỉnh cao của sân khấu cải lương, được báo chí đương thời ca tụng "đệ nhất đào võ" là Nữ tướng cờ đào và Nhụy Kiều tướng quân.
Với Nữ tướng cờ đào (soạn giả Hùng Tấn), Diệu Hiền chinh phục một trong những vai kinh điển của sân khấu 🐠tuồng cổ. Nhân vật của bà - danh tướng Bùi Thị Xuân - được tác giả đánh🅷 giá là dạng vai thử thách ngay cả với những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm. Qua lối diễn của bà, nữ tướng Bùi Thị Xuân hiện lên với khí chất oai phong, từ cách quay lưng, phất tay đến ánh mắt ngời hào khí. Ở lớp Bùi Thị Xuân một mình qua sông, nghệ sĩ đẩy mạnh cao trào với lối hát bi hùng.
Nhụy Kiều tướng quân (soạn giả Hoàng Anh Chi) kết tinh kỹ thuật thượng thừa trong ca lẫn diễn của bà. Với cảnh Triệu Thị Trinh khóc thương bạn - tướng Lê Minh, Diệu Hiền ghi dấu qua câu vọng cổ: "Lê Minh ơi, ngày đưa tiễn năm xưa ta có hẹn khúc k🍨hải hoàn ca uống chung rượu đào để thưởng công người dũng tướng/ Sao người vội vã bỏ ra đi khi lửa đao binh vừa tắt lịm chốn sa trường...".
Tiến sĩ Lê Hồng Phước - chuyên nghiên cứu ngành lịch sử văn hóa của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM - đánh giá tất cả đặc trưng "phong cách Diệu Hiền" đều được tìm thấy trong vai này. Diệu Hiền cho biết lúc đó suất nào bán ra cũng đều "cháy" vé. Sau này, khán giả đều đề nghị bà diễn lại trích đoạn kin🐽h điển. "Nếu được, tôi vẫn muốn hát cho họ nghe đến lúc sức tàn lực kiệt", bà nói.
Show Gửi người tri kỷ 2 là tâm huyết của nghệ sĩ Bạch Tuyết, Diệu Hiền và Thanh Hải. Chương trình ghi hình hồi tháng 12/2021, nay được phát sóng giới hạn trên nền tảng eBox của VnExpress, lúc 20h ngày 16/1.
Khán giả có thể thưởng thức nhiều trích đoạn cải lương kinh điển như Bạch Thu Hà, Trụ vương thiêu mình, trích đoạn Thái hậu Dương Vân Nga... do Bạch Tuyết thể hiện. Nghệ sĩ Diệu Hiền ca những bản vọng cổ do bà làm soạn giả, trong đó có Vu lan tìm mẹ, Công mẹ ơn thầy... Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hải hỗ trợ phần đàn.
Gửi người tri kỷ 2 đang mở cổng bán vé, giá 399.000 đồng. Những độc giả từng mua ít nhất một số eBox khác của VnExpress được ưu đãi còn 199.000 đồng. Độc giả có thể liên hệ tổng đài của chương trình 1900633003 nhánh 3 hoặc đăng ký tại đây.
Tam Kỳ