Bình thường trong các bài giảng, tôi luôn chỉ ra cho các em vẻ đẹp của môn Toán. Không hề khô khan mà trái lại, nó có tính ứng dụng rất cao, là công cụ cho các môn học khác như Lý, Hóa, Tin... Ngoài ra, giỏi Toán làm cho con người có tư duy logic, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống gọn gàng và khoa học. Học đạo hàm ở phổ thông giúp áp dụng tìm cực trị, min, max trong các bài toán kinh tế. Lượng giác giúp chúng ta tính độ cao của ngọn cây hay cột điện mà không phải trèo lên đỉnh dòng dây xuống. Hình họꦇc không gian sẽ là nền tảng cho các kĩ sư kiến trúc, xây dựng thiết kế những công trình đẹp đẽ. Dùng tích phân để tính được những diện tích hay thể tích có hình dạng méo mó không xác định.
Nhưng trở lại với câu hỏi của học sinh, thực sự tôi không có câu trả lời thỏa đáng cho em. Số phức chỉ có ứng dụng siêu cao cho Khoa học máy tính và Vật lý, rất quan trọng với những nhà Toán học hay Lý học.🌳 Còn trong thực tế cuộc sống, nó không hề có tính ứng dụng. Như vậy, số phức chỉ nên dạy ở bậc đại học như ngày xưa và chỉ dành cho những người cần đến nó. Phải nói thêm là trong sách giáo khoa trướ💃c năm 2009 không hề có phần số phức. Và thực sự, tôi chưa hiểu ý đồ của những người làm giáo dục khi đưa phần này xuống bậc phổ thông trong khi họ luôn nói chương trình học cần phải giảm tải và đang giảm tải.
Học để làm gì? Câu trả lời đã được UNESCO đề xuất và được cô🌜ng nhận rộng rãi: "Học để biết - học🤡 để làm - học để chung sống - học để khẳng định mình". Như vậy, có rất nhiều thứ hay ho trên đời mà học sinh cần phải học chứ đâu chỉ những kiến thức hàn lâm xa rời thực tế. Theo quan điểm của tôi, một người thầy, người cha, thì học sinh vẫn phải ưu tiên "học để phát triển thể chất, học để làm người". Điều nguy hiểm của việc chương trình đang tràn lan theo bề rộng, học sinh sẽ không còn quỹ thời gian để học những thứ khác.
Tại sao ở các nước phát triển, học sinh vẫn học từ sách vở, song vẫn có nhiều thời gian cho những hoạt động thể thao, ngoại khóa, tìm hiểu tự nhiên và vẫn trở thành co♛n người hoàn thiện?
Tôi thấy có một điều vô lý khi ở Việt Nam, Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ được coi là "môn chính". Thật là sai lầm khi ta vẫn chỉ coi môn Thể chất, Lịch☂ sử, Giáo dục công dân là môn phụ, gần như bị quên lãng.
Hãy nhìn lại con số thống kê đáng giật mình: thể chất của người Việt ở đáy của Đông Nam Á, trong khi Đông Nam Á lại là vùng trũng về chỉ số thể chất của thế giới. Môn Lịch sử nếu biết cách dạy sẽ rất hay ho và thu hút học sinh. Môn Giáo dục công dân sẽ rất hấp dẫn nếu thay thế những khái niệm cao siêu như "thế giới quan🎃", "phương pháp luận" bằng các cuộc trò chuyện với những nhà tâm lý học về những giá trị cơ bản ngay tại cuộc sống các em ở đây.
Bên 🎉cạnh đó, xã hội chúng ta hiện nay rất phức tạp, nhiều hiểm nguy rình rập con người từ bệnh tật, tai nạn giao thông, trộm cướp mà học sinh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì thiếu các kỹ năng phòng tránh. Đáng lẽ ra, khi dạy cho học sinh những môn học có tính lý thuyết hướng đến sự nghiệp của các em sau này, ta đồng thời phải dạy những môn kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, tâm lý lứa tuổi, nh🎶ất là khi các em ở trong giai đoạn dậy thì và hình thành nhân cách.
Chương trình học hiện tại quá nặng và dàn trải ở tất cả các bậc học⛄ phổ thông. Con gái tôi đang học cấp một, dù đã bán trú cả ngày ở trường mà tối🐈 về vẫn có thêm rất nhiều bài tập. Khi chúng tôi thắc mắc, cô giáo trả lời đó là phần làm thêm "để các con có thành tích cao".
Là giáo viên dạy Toán, tôi biết cái gì cần thiết và không cần. Rất nhiều kiến thức hiện tại của cấp một khi lên cấp hai sẽ được dạy lại một cách c💛hính thức. Cứ như vậy, càng ngày học sinh Việt Nam với chương trình học quá nặng sẽ dần 💧bị cướp mất tuổi thơ của mình. Ở thế hệ tôi hơn 20 năm trước, chúng tôi đâu có phải học nhiều như vậy mà vẫn không hề bị thiếu kiến thức, vẫn phát triển đầy đủ nhân cách và vẫn trở thành "ông nọ, bà kia".
Tôi cũng có cảm giác học sinh ngày na🅷y không ngoan, không lễ độ như học sinh ngà🌳y xưa. Có lẽ các em đã phải học quá nhiều kiến thức Toán, Lý, Hóa trong khi không còn quỹ thời gian để học cách sống, cách làm người.
Tiếp xúc trực tiếp với học sinh mỗi ngày, tôi thấy có một số hiện tượng𒆙 không hay nhưng lại đang là "xu thế" của giới trẻ. Ví dụ, học sinh cố tình đưa những từ tục vào trong những câu thoại với nhau, càng tục thì càng hot, và nó được mã hóa bằng những từ viết tắt. Khi người lớn thắc mắc, các em sẽ dịch thành những từ khác hoàn toàn. Đi trên đường, ta không khó để bắt gặp những cô cậu học sinh đi xe máy, xe đạp điện, đầu trần và len lỏi vượt đèn đỏ. Những꧟ cái xấu được lặp đi lặp lại, không được cảnh báo, ngăn chặn sẽ trở thành phổ biến. Đáng lo ngại hơn, bởi học sinh bây giờ có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với thông tin độc hại nhan nhản trên mạng hơn trước.
Vậy nên, tôi mong những nhà làm giáo dục, hãy can đảm bỏ qua "những mục đích๊ khác" khi xây dựng các bộ sách giáo khoa mới, giảm tải hơn và có tính thực tiễn cao hơn. Là giáo viên, chúng tôi thực sự muốn dạy những thứ mà học sinh cần chứ không phải những gì chúng ta có.
Hà Bình