Trả lời
Rối loạn giọng nói là tình trạng giọng nói thay đổi khác thường về tần số, cường độ, âm sắc, chất lượng. Ở tuổi dậy thì, cơ thể trải qua nhiều thay đổi, trong đó có giọng nói. Đây là kết quả của sự biến đổi hormone xảy ra trong thời kỳ dậy thì. Trẻ nam có dấu hiệu giọng c🌱ao, thanh mảnh, yếu. Ngược lại, trẻಌ nữ có giọng trầm khàn.
Chẩn đoán rối loạn giọng nói ở tuổi dậy thì đòi hỏi sự đánh giá toàn diện của bꦑác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ xem xét tiền sử bệnh, khám lâm sàng các cơ vùng cổ, nội soi tai mũi họng, nội soi hoạt nghiệm thanh quản để đánh giá cấu trúc thanh quản. Hoặc bác sĩ đo thời gian phát âm tối đa, kiểm tra mức độ rối loạn giọng, ghi âm, phân tích giọng nói qua phần mềm Divas. Người bệnh cũng được đánh giá sự dai dẳng của các triệu chứng🌸, tác động của rối loạn giọng nói đến các hoạt động thường ngày.
Điều trị rối loạn giọng nói tuổi dậy thì chủ yếu là trị liệu nhằm giúp trẻ sử dụng giọng nói nhất quán, thoải mái, phù hợp với độ tuổi, giới tính. Phương pháp này bao gồm các buổi trị liệu giọng nói thường xuyên, diễn ra 🧸khoảng 45 phút với tần suấ𒊎t một buổi mỗi tuần. Sau đó, trẻ tự tập tại nhà mỗi lần 30 phút với tần suất hai buổi một ngày.
Các kỹ thuật trị liệu gồm hạ thấp thanh quản kết hợp phát âm nguyên âm, hạ thấp âm vực, rung môi, bài tập thở, tập ngáp, massage vùng cơ vùng cổ, tạo ra âm thanh thanh quản (cao độ thấp nhất có thể). Bài tập thao tác bằng ngón tay trên sụn tu𓄧yến giáp trong quá trình phát âm nguyên âm, bài tập cộng hưởng. Số buổi trị liệu khác nhau tùy trường hợp người bệnh.
Khi các kỹ thuật trị liệu này không hiệu quả, bác sĩ xem xét phẫu thuật. Đây là phương pháp cuối cùng nhằm thay đổi cấu trúc của thanh quản và dây thanh quản để giọng 🅰trầm hơn. Phẫu thuật thường dành cho các trường hợp nghiêm trọng. Nếu tình trạng này xảy ra ở tuổi dậy thì do hormone sinh dục nam, người bệnh được bổ sung hormone nhằm cải thiện bệnh.
Rối loạn giọng nói tuổi dậy thì như con bạn tuy không ♐nguy hiểm nhưng tác động đến tâm lý, cảm xúc khiến trẻ tự ti, căng thẳng, ngại giao tiếp. Bạn nên đưa con đi khám sớm để có phương pháp điều trị phù hợp. Điều chỉnh rối loạn giọng nói ở trẻ tuổi dậy th꧟ì thường có tỷ lệ thành công cao và nhanh chóng phục hồi hơn, giúp trẻ có giọng nói phù hợp giới tính, lứa tuổi, tự tin hơn.
ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng
Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Tai Mũi Họng
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM