Tôi bị trào ngược dạ dày 10 năm, có điều trị,🀅 kiêng khem nhiều thứ thì triệu chứng giảm nhưng không hết hẳn. Tôi nghe nói trào ngược dạ dày kéo dài có thể tiến triển thành ung thư thực quản nên khá lo lắng. Khi có dấu hiệu thế nào, người bệnh nên kiểm tra ngay và bằng cách nào? (Minh Hồn♈g)
Trả lời:
Trào ngược dạ dày là bệnh l♌ý nội ngoại khoa kết hợp. Hiện nay, rất nhiều người có tình trạng trào ngược dạ dày. Bạn đã mắc bệnh 10 năm là khá lâu. Bệnh lý trào ngược khi không kiểm soát có thể dẫn đến barrett thực quản, diễn tiến thành ung thư thực quản. Đến thời điểm này, trên thế giới, tỷ lệ ung thư thực quản không nhiều nên chưa có chiến lược tầm soát ung thư thực quản. Do đó, người bệnh cần kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày để phòng tránh bệnh diễn tiến nặng hơn.
Điều trị trào ngược dạ dày, thực quản bằng thuốc rất quan trọng. Bên cạnh dùng thuố💖c, nếu người bệnh không thay đổi𝄹 lối sống, cách ăn uống thì uống thuốc bao nhiêu cũng khó điều trị.
Bệnh nhân cần lưu ý không ăn quá lâu; chia thành những bữa ăn nhỏ (mỗi ngày khoảng 5 bữa) và không nên ăn quá no. Các thực phẩm chua,𒐪 cay, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, sôcola, nước có ga cần tránh. Khi ăn xong, bạn không nên nằm liền và bữa tối cần cách giờ đi ngủ 2-3 tiếng. Nếu người mắc bệnh nặng khi nằm có thể kê lưng, đầu khoảng 15-20 cm để giảm tình trạng trào ngược. Những tác động làm tăng áp lực ổ bụng dễ gây trào ngược ví dụ như tư thế yoga trồng cây chuố🎉i cũng nên tránh.
Khi trào ngược dạ dày thực quản diễn📖 tiến thành barrett, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng mô học. Mức độ trào ngược dạ dày thực quản hiện chia theo phâ💛n loại của Los Angeles gồm A, B, C, D; trong đó, mức độ C, D là trung bình và nặng. Người bệnh nên thăm khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bệnh nhân đã thay đổi lối sống, điều trị tích nhưng không hiệu quả thì có thể xem xéꦐt chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa diễn tiến thành barrett thực quản, từ đó gây ung thư thực quản.
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng
Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa ൲Tâm Anh