Tọa đàm "Yêu thương hôm nay xây đắp ngày mai" với sự tham gia của 1.500 người nằm trong khuôn khổ chương trình "Việt Nam ước mong", phát sóng trên fanpage VnExpress ngày 26/2.
Các em học sinh trường Giáo dưỡng số 2- Cục C10 – Bộ Công an tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã cùng viết mong ước của các em lên hạc giấy. Nhiều lời ước chân thành đã được chia sẻ ngay tại sân khấu chương trình, từ lời xin lỗi gửi đến người thân hay mong ước trở thà♓nh thợ xây, thợ cắt tóc, vận động viên thể thao... trong tương lai.
Chia sẻ về mong ước của mình, Nguyễn Tất Huy (16 tuổi), học sinh Đội 3, trường Giáo dưỡng số 2, cho biết em luôn nhớ về gia đình và mong người thân có nhiều sức kh🅷ỏe, đặc biệt là ông nội để ông vượt qua căn bệnh hiện tại. Huy cho biết ông nội là người chăm emཧ từ bé nên rất quan tâm đến em.
Văn Đình Phương (18 tu☂ổi), học sinh Đội 6, cũng bày tỏ mong ước được sớm trở về nhà và gần gũi với người thân. "Em mong quay về thời gian trước để không mắc phải sai lầm nữa và bù đắp cho bố mẹ", Phương nghẹn ngào.
Các học sinh tham gia c﷽hương trình đều chia sẻ về những thay đổi của bản thân trong thời gian sinh hoạt và rèn luyện tại trường Giáo dưỡng số 2. Em Nguyễn Tất Huy hồi tưởng về sự bỡ ngỡ và khép kín với mọi người trong những ngày đầu đến đây. Vừa mặc cảm về lỗi lầm trong quá khứ, cậu học sinh đến từ Hưng Yên vừa c🅘ảm thấy nhớ nhà nên chưa bắt kịp với thời gian biểu tại trường.
Để giúp Huy có thể hòa nhập với các bạn và làm quen với lối sống kỷ luật, thầy chủ nhiệm của Huy đã thường xuyêꦛn gặp gỡ, hướng dẫn và động viên em. Từ sự rụt rè ban đầu, sau hơn 10 tháng, Huy đã dần mở lòng và mong chờ mỗi cuối tuần để tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao cùng các bạn.
Tương tự Huy, Văn Đình Phương cũng gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu vào trường. Phương thường trầm lặng và tỏ ra xa cách với thầy cô, bạn bè. Nếp sống kỷ luật tại trường cũng là thử thách với cậu học sinh quê Nghệ An vốn đã quen sự buông thả, bất cần. Sau gần một♊ năm gắn bó với trường Giáo dưỡng số 2, giờ đây Phương nhớ chính xác từng khung giờ sinh hoạt và thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường.
Từ quá trình thay đổi tích cực, Huy và Phương đã trở thành nhân vật đặc biệt tại tọa đàm "Yêu thương hôm nay xây đắp ngày mai". Tham gia chương trình còn có Trung tá Nguyễn Thị Mậu, Đội trưởng đội Giáo viên văn hóa, trường Giáo dưỡng số 2 và cô Nguyễn Thị Lệ Thủy chuyên gia tâm lý, Trung tâm Phát triển kỹ năng Thanh thiếu nhi, báo Thiếu niên Tiền phong và N🍷hi đồng.
Chia sẻ về quá tr🐲ình hơn🐠 20 năm giúp đỡ, tư vấn cho các học sinh lầm lỡ, Trung tá Nguyễn Thị Mậu cho biết các thầy cô tại trường gặp không ít khó khăn. Bởi hơn 70% các em vào trường đều có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly thân hoặc từng phạm tội, không có người quản lý... Một số em thuộc dân tộc thiểu số thậm chí chưa biết tiếng phổ thông. Nhiều em quen với lối sống buông thả, có tính phản kháng, ưa cầm đầu nên các thầy cô phải tìm phương pháp riêng với từng trường hợp.
"Chúng tôi vừa là người thân, cha mẹ, anh chị của các em, vừa đóng vai nhà tâm lý để chữa lành những tổn thương các em gặp phải", cô Mậu cho hay. Để làm được điều đó, c⛄ác thầy cô chủ nhiệm đều thực hiện phương pháp "ba cùng": cùng ăn – cùng ở - cùng sinh hoạt với học sinh.
Tại tọa đ💧àm, chuyên gia tâm lý Lệ Thủy cũng cho biết trong suốt hành trình hỗ trợ nhóm trẻ em yếu thế, có nhiều trường hợp đáng thương khiến cô không thể quên. Điển hình như một bạn học sinh lớp 7 ở trường THCS Huống Thượng, Thái Nguyên đã khóc và hỏi cô: "Con xin nói về mẹ được không?" tại chuyên đề về Lòng biết ơn. Em kể về nỗi nhớ người mẹ bị tâm thần và đã mất do ngã xuống ao, giờ em sống với người bà 85 tuổi trong điều kiện rất khó k💖hăn.
"Ước mơ của con ngay bây giờ là bữa nào cũng đượ๊c ăn cơm với thịt", cậu học trò chia 💞sẻ với cô Thủy.
Cũng có những câu chuyện buồn khiến cô Thủy ám ảnh như một nữ sinh🌳 tại một trường chuyên nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đã nhiều lần chia sẻ với cô về nỗi cô đơn khi luôn sống trong s🐷ự áp đặt chặt chẽ của bố mẹ. Trước những kỳ vọng quá lớn từ người thân, em đã tuyệt vọng và tìm đến cái chết.
"Nếu yêu thương không đúng cách thì không phải yêu thương. Người lớn hãy trách nhiệm hơn nữa và quan tâꦛm đến cảm xúc của các em", cô Thủy 💞cho biết.
Chia sẻ về nguyên nhân ngày càng nhiều trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật, chuyên gia tâm lý Lệ Thủy chỉ ra ba nhân tố quan trọng hình thành nên tính🃏 cách cho trẻ là gia đình - nhà trường - xã hội. Theo số liệu thống kê, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ một năm tính đến 2022. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa rằng, cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một cặp ly hôn. Điều này tạo nên những mảnh vỡ về tình cảm, thiếu thốn tình thương mà những đứa trẻ phải chịu đến sau này.
Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển, các em được tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông nên bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, đua đòi, lười lao động... Kết hợp với tâm lý tuổi mới lớn, bốc đồng, muốn thể hiện mình ꧟nên các 🧜em càng dễ bị lôi kéo vào những hành vi sai trái.
Ngoài ra, việc tổ chức các chương trình học tập về đạo đức, tuân thủ pháp luật chưa tới. Trong khi, phía cơ quan chức năn🍰g, quá trình tuyên truyền về luật trẻ em chưa tốt, trường hợp trẻ bị bạo hành, xâm♕ hại, bạo lực vẫn còn nhiều, theo chuyên gia.
Về giải pháp giúp trẻ em yếu thế tái hòa nhập cộng đồng, 💖Trung tá Mậu nhận định yếu tố quan trọng nhất đó là mọi người cần có cái nhìn tích cực về các em. Với mặc cảm từng vi phạm pháp luật, các em đều bày tỏ mong muốn được đối xử bình thường, không có sự phân biệt hay kỳ thị. Gia đình, nhà trường và xã hội cùng tạo điều kiện để các em có thể tiếp tục đi học, trang bị kiến thức và kỹ năng để trở thành công dân tốt.
Ở phần cuối của chương trình, điều ước gặp lại người thân của Huy và Phương đã trở thành hiện thực. Bố mẹ cౠủa hai em đã vượt hàng trăm cây số để đến tham dự chương trình cùng với những món quà là đặc sản quê hương hay món ăn thân thuộc. Chị Dương Thị Thúy Hไiền, mẹ của em Huy, đại diện các phụ huynh gửi lời cảm ơn để các thầy cô tại trường Giáo dưỡng số 2 đã nhiệt tình dạy dỗ và uốn nắn, giúp các em học sinh tiến bộ về nhận thức và thể chất.
Tọa đàm "Yêu thương hôm nay xây đắp ngày mai" nằm trong khuôn khổ chương trình "Việt Nam ước mong" do trường Giáo dưỡng số 2- Cục C10 – Bộ Công an, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, chương trình Ông Mặt trời, quỹ Hy Vọng, trường Đại học Ngoại Thương và báo VnExpress phối hợp tổ chức.
Theo đại diện ban tổ chức, đây là lần đầu tiên "Việt Nam ước mong"𒁃 đến với trường Giáo dưỡng số 2 - một địa đi🍃ểm đặc biệt so với những talkshow trước đây, nhằm tạo không gian chia sẻ ước mơ, những câu chuyện nhân văn về cuộc đời, tình cảm gia đình cùng mong ước về tương lai tốt đẹp của các thiếu niên lầm lỡ.
Bắt đầu thực hiện từ tháಞng 7/2022, đến nay, chương trình đã thu hút s🌊ự tham gia của hơn 20.000 người với nhiều hoạt động như triển lãm tranh của trẻ yếu thế, chuỗi tọa đàm xoay quanh các chủ đề về trẻ em...
Ngọc Diễm