Một ngày 6 năm trước, nửa đêm, một cuộc gọi đến Tuấn - người làm nghề đóng vai ông già N♐oel - với giọng khẩn cầu "Ông già Noel làm ơn hãy đến g⛦ặp con trai tôi một chút thôi". Vì cách nhà khoảng 30km nên Tuấn (32 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ chối. Nhưng vị khách vẫn năn nỉ không ngớt. Nghĩ lại trách nhiệm mang đến niềm vui cho trẻ em, Tuấn cùng Hải lên xe đi đến nhà của khách.
"Đến nơi, cảnh tượng đập vào mắt tôi là hình ảnh một cậu bé yếu ớt đang nằm trên giường. Tôi không hỏi nhiều, chỉ đến trò chuyện, dặn dò cậu cố gắng học giỏi và ngoan ngoãn. Khi ra khỏi cửa, bố mẹ cậu mới nói có lẽ con trai mình sẽ không qua khỏi đêm nay, gặp ông già Noel một🥂 lần trong đời là ước mơ cuối cùng của cậu bé", đôi mắt Tuấn đỏ hoe khi kể lại.
Sau lần đó, cả Tuấn và Hải không chỉ coi công ꦆviệc của mình là trách nhiệm phải làm, mà là một đặ🅠c ân mà các anh được nhận.
Cũng trong đêm đó, hai người bạn thân chạy xe qua cầu Long Biên thì bị thủng lốp, phải dắt bộ về, nhưng trong lòng cảm thấy thậ𒈔t vui vì đã làm công việc này. Dù đã rạng sáng, người dân đi 𒈔qua vẫn quan tâm hỏi "Ông già Noel ơi, ông bị làm sao đấy, có cần giúp đỡ không?".
Giáp Văn Hải -ꦺ cộng sự của Tuấn chia sẻ, "dù gió rét miền Bắc hay nắng nóng miền Nam, tắc đường, kẹt xe, tìm đường như mê cung, hay tìm tới vùng nông thôn không có số nhà, tôi cũng đều thấy vui. Khoác trên mình bộ quần áo ông già Noel, bản thân chúng tôi cꦉũng phải sống sao cho xứng với nó".
Hải cũng từng nhận một cuộc gọi rất muộn vào năm⛄ 2017, về một làng quê ngoại thành Hà Nội, cách nhà 20 km. Lần đó, anh đi ♏một mình, bốn bề thinh lặng cũng khiến anh chùng chân đôi chút. Đến đầu làng, anh gọi khách để được dẫn đường nhưng không thấy bắt máy. Nghĩ đã bị "bỏ bom", nhưng anh vẫn cố gắng chờ thêm 20 phút nữa. Rốt cuộc, vị khách nữ gọi lại, mất đến 20 phút nữa anh mới tìm được đến nhà.
Hải kể, 12 giờ đêm, âm thanh cười nói háo hức của những đứa trẻ đó🗹n ông già Noel khiến đầu óc anh bừng tỉnh. Hải không nghĩ các bé sẽ chờ mình khuya như vậy. Anh nghe đâu đó có tiếng chào ông già Noel của một người đàn ông, nhưng nhìn không thấy. Thì ra, qua chiếc màn hình tivi, bố của những đứa nhỏ đang ở nước ngoài gọi 💟về.
"Có những người vì hoàn cảnh nên đi làm ăn xa gia đình, nhưng họ không bao giờ quên những ngày đặc biệt. Họ vẫn giáo dục con học tốt, ngoan ngoãn để được ông già Noel thưởng. Nếu tôi thiếu kiên nhẫn thêm vài phút, có lẽ cả đời cũng không được chứng kiến những hình ảnh tuyệt vời nàyℱ", mắt Hải long lanh.
Trong những tình huống đặc biệt như trẻ ngang bướng hay sợ hãi ông già Noel, việc xuất hiện của bà già Noel sẽ giúp xoa dịu không khí căng thẳng. Thế nên, những người phụ nữ không thể thiếu trong một đội hình ông già Noel chuyên nghiệp. Không chỉ mang lại bầu không khไí vui tươi hơn, họ còn sắp xếp mọi hoạt động của chương trình phát quà một cách trơn tru nhất, hay chỉ đường cho ông già Noel lái xe.
Dù chỉ là người hỗ trợ, có một lần chị Nguyễn Thị Nga (26 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) được làm nhân vật chính. Đó là Noel năm 2014, chị nhận được một yêu cầu đặc biệt, đến♌ dỗ dành cho con trai 8 tuổi của một khách hàng nam, mẹ cậu ấy đã qua đời một năm trước.
"Vì cũng là một người không còn mẹ, tôi đồng cảm rất nhiều với cậu bé, thế nên trưởng nhóm giao cho tôi an ủi cậu, nhưng tôi nghĩ đó cũng chính là tự động viên mình. Khi cậu bé nói cảm giác được tôi ôm giống như mẹ về tặng quà, lẽ ra tôi không nên khóc. Không khí lúc đó thật buồn, nên tôi đã cố nén lại, nói rằng, những người mẹ không mất đi, họ lu🐈ôn bên cạnh chúng ta..."
Những🅺 hình ảnh đó làm những người vận chuyển niềm vui này thêm♋ yêu nghề hơn.
"Những ♉năm gần đây, có thêm nhiều bạn trẻ tìm đến với nhóm chúng tôi để đăng ký được trở thành một ông già Noel. Có nhiều bạn còn chấp nhận bỏ công việc nhiều tiền hơn để đến làm không công. Điều này thật sự có ý nghĩa đối với những ông già Noel Việt, để chúng tôi tiếp tục làm công việc giữ niềm vui đêm giáng sinh cho mọi người", Tuấn nói.
Một⭕ mùa Noel lại đến, Tuấn và Hải vẫn nhận được những cuộc gọi nửa đêm, nhưng luôn mong đó sẽ là những điều tốt đẹp.
Trọng Nghĩa