Theo bác sĩ chuyên khoa I Phan Thị Hiền Thu, từ tháng thứ tư của thai kỳ, bà bầu đầu ăn ngon miệng, giảm triệu chứng nghén, hết ói và t🐈hường thèm ăn vặt.
Từ thời điểm này trở đi, mẹ sẽ tăng thêm khoảng từ 1,2 đến 2 kg mỗi tháng. Những thai phụ trước khi🎃 mang thai gầy ốm, nhẹ cân có thể tăng thêm từ 12,5 đến 18 kg. Chị em có thể trạng bình thường nên tăng từ 11,5 đến 16 kg, còn bà bầu đã dư cân, béo phì chỉ nên tăng từ 6 đến dưới 12 kg.
Lời khuyên cho thai phụ lúc này là nên có chế độ ăn kiêng hợp lý và tập thể dục để kiểm soát mức độ tăng cân (không để tăng cân quá nhiều). Bà bầu tăng cân ít không hề ảnh hưởng tới trọng lượng em bé khi sinh ra mà còn giúp mẹ giảm nguy cơ bị tiền sản giật, tiểu đường, cao huyết 𝄹áp trong thai kỳ hay nguy cơ sinh 🐎non. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc trên 7.278 thai phụ tại Đại học Queen Mary ở London và University of Birmingham.
Quan niệm "bà bầu ăn cho 2 người" không có nghĩa là ăn gấp 2 lần bình thường mà là dùng những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự thay đổi sinh 1ý của mẹ và sự phát triển của bé. Mỗi bữa thai phụ khôn🐟g nên ăn quá no sẽ gây khó c🐲hịu, tiêu hóa kém.
Ngoài ra thai phụ cần tránh những thực phẩm nhiều "năng lượng rỗng" như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt... Chú ý lựa chọn thức ăn tươi sống, giàu dinh dưỡng vừa giàu chất đạm vừa giàu canxi như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm...; đồng thời ăn thêm nhiều ꦺrau củ, trái cây để cung cấp vitaminꦿ và khoáng chất.
Bà bầu cũng nên ăn thêm 2 hoặc 3 bữa phụ với những thựcꦐ phẩm giàu chất đạm như trứng vịt lộn, nghêu, sò, hàu, sữa tươi không đường, uống thêm꧙ các loại sinh tố và ăn thêm các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ... Những thực phẩm này có nhiều chất béo omega 3, 6 giúp phát triển trí não của trẻ.
Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai🎃 kỳ, bà bầu cần lưu ý lúc này cơ thể thai nhi đã hoàn chỉnh và phát triển nhanh nên đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chú ý phòng ngừa thiếu can xi. Vì thế thai phụ nên:
- Tập thể dục đều đặn, không để tăng cân quá 🐻nhanh,💜 quá nhiều.
- Giảm ăn mặn để tránh phù nề và cao hu🤪yết áp gây sản giật.
- Không ăn nhiều chất ngọt 🍰để tránh tăng câ🐈n nhanh, phòng ngừa các nguy cơ rối loạn đường huyết trong thai kỳ.
Tಞóm lại, mẹ nên chủ động vấn đề dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe mẹ và em bé. Đừng phó mặc sự an toàn của bản thân cho người khác.
Những thực phẩm thai phụ không nên ăn:
- Thịt hay hải sản sống, còn tái.
- Trứng luộc hay ốpla còn lòng đào.
-𓂃 Các sản phẩm g🧸iò chả, thịt nguội, thịt hay cá xông khói chưa được hâm lại.
- Các loại rau sống, giá hay rau mầm sống.
- Rượu, bia, các loạ▨i nước uống có caffeine như cà phê, sô đa.
- Không nên hút thuốc và tránh hít khói thuốc🐷 lá, các loꦺại khói bụi và hóa chất độc hại khác.
Thi Ngoan