Một chiều mùa hè 1992, bên ngoài hàng rào trung tâm huấn luyện quần vợt Teniski Klu🃏b, nằm cạnh dãy núi Kopaonik, giữa biên giới Serbia và Kosovo, một cậu bé gầy gò đứng quan sát các tay vợt tập luyện. HLV Jelena Gencic, người khi đó phụ trách sản xu🎀ất các chương trình văn hóa, nghệ thuật cho truyền hình Serbia, bắt gặp ánh mắt háo hức của cậu bé và mời vào tập cùng. Gencic từng là VĐV quần vợt và bóng ném chuyên nghiệp.
Sau buổi tập, bà nói với cha mẹ cậu bé – những người sở hữu một tiệm pizza đối diệ🍷n trung tâm quần vợt: "Ông bà đang có một cậu bé vàng ở đây. Khi 17 tuổi, cậu ấy sẽ thuộc top 5 thế giới".
Cậu nhóc đó là Novak Djokovic. Theo Gencic, chưa ai gây ấn tượng cho bà như thế, kể từ sau Monica Seles. Trong sự nghiệp huấn luyện các tay vợt trẻ, Gencic từng tạo ra hàng loạt nhà vô địch Grand Slam🎶, từ Seles tới Goran Ivanisevic,👍 Mima Jausovec và Iva Majoli.
Nhưng tài năng của Djokovic nở muộn hơn dự đoán của Gencic. Năm 17 tuổi, Nol🌼e chỉ leo từ 515 tới 128 ATP. Điểm xuất phát không hoàn hảo có lẽ là lý do giải thích điều này. Đầu thập niên 1990, cuộc chiến tranh Balkan làm tê liệt Serbia suốt cả thập kỷ. GDP bình quân đầu người của quốc gia này chỉ là 2.767 USD. Nhiều quả bom từng dội xuống ngay sát khu chung cư mà Djokovic ở với ông nội tại Belgrade.
🐻"Liệu quý vị có sẵn sàng đầu tư cho nó không?", Gencic hỏi bố mẹ Djokovic ngay trước tiệm bánh của họ, thuộc khu du lịch mùa đông trên núi Kopaonik, nơi ông Srdjan – bố Djokovic – làm thêm việc huấn luyện trượt tuyết cho du khách để tăng thu nhập🌊. "Tôi có thể cược cả tiệm bánh này và những tài sản khác cho tài năng của Novak", ông Srdjan trả lời dứt khoát.
Djokovic sau đó tập cùng Gencic sáu năm, trong điều kiện khó khăn của Serbia. Từ những buổi tập đầu tiên, HLV huyền thoại luôn chú ý đến bộ chân, sự tập trung và khát khao chiến thắng của Nole. Khát khao ấy được tiếp lửa từ ông Srdjan, người từng mắng té tát con trai vì cậu bé chꦛỉ ước vào top 20 thế giới, thay vì trở thành số một. Ý nghĩ phải trở thành số một, vì thế, đã theo Djokovic từ những ngày đầu được huấn luyện chuyên nghiệp.
Hôm 8/3, Djokovic vượt Roger Federer, lập kỷ lục 311 tuần ở vị trí số một ATP. Trong lịch sử tính điểm của ATP t🔯ừ 1973, chỉ 26 tay vợt từng giữ vị trí số một. Không ai khao khát và làm tốt hơn Djokovic.
Djokovic để lại vô số tranh cãi trên chặng đường lập kỷ lục này. Anh mừng chiến thắng thái quá, đôi khi "xù lông" trên sân đấu, văng tục, đập vợt, làm lố trước những chấn thương... Anh gặm cỏ ở Wimbledon, xé áo ăn✨ mừng như một đô vật, mỉa mai những màn cổ vũ ♌thiên vị của đám đông và hiếm khi đưa ra lời xin lỗi.
"Tôi sinh ra để thành nhà vô địch quần vợt", Djokovic nói năm 2011, khi đánh bại hết Federer, Rafael Nadal rồi Andy Murray để thâu tóm loạt danh hiệu lớn và leo lên số một thế giới lần đầu tiên ngày 4/7/2011. "Các bạn đề𓂃u biết tôi đã trải qua tuổi thơ khốc liệt thế nào. Điều đó giúp tôi luôn vững vàng về tâm lý".
10.000 CĐV ở Belgrade đã reo hò khi Djokovic lên số một thế giới lần đầu tiên. Vài tuần sau, VĐV vĩ đại nhất Serbia đánh bại Federer và Nadal trên đường vô địch Mỹ Mở rộng. Djokovic đã thắng nhữ🦂ng người giỏi nhất của môn thể thao này để trở thành số một.
Trong lịch sử ATP, chỉ chín người từng có hơn 100 tuần ở vị trí số một thế giới. Năm 2014, ở tuổi 27, Djokovic vượt Andre Agassi, Bjorn Borg và Nadal về số tuần ở vị trí số một (109 tuần). Một năm sau, anh vượt John McEnroe (170 tuần), chỉ kém Jimmy Connors (268), Ivan Lendl (270), Pete Sampras (286) và Roger Federer (310). Đà thăng tiến của Nole tạm dừng ở mùa 2017, khi anh sa sút vì chấn thương và những vấn đề tâm lý🌊. Djokovic trở lại thi đấu hè 2018, với vị tꦛrí ngoài top 20 thế giới. Khi đó, Nadal, Federer và Murray đang hồi sinh. Nhưng Djokovic vẫn hạ tất cả để đoạt Wimbledon và Mỹ Mở rộng.
Năm 2019, Djokovic vượt Connors và Lendl. Tới mùa 2020, anh thắng 41 trận và chỉ thua năm, trong mùa giải hỗn loạn vì Covid-19. Thành tích đó giúp Djokovic vượt thần tượng thuở bé Pete Sampras. Tới 2021, nhờ danh hiệu Australia Mở rộng thứ chín, Djokovic chấm dứt kỷ lục của Federer – người anh đuổi theo cả sự nghiệp. Djokovic từng luôn chậm hơn Federer🌸 một bước. Huyền thoại Thụy Sĩ lên số một thế giới lần đầu năm 22 tuổi, Djokovic là 24 tuổi. Federer đạt 100 tuần năm 24 tuổi, Djokovic là 26 tuổi. Djokovic ở tuổi 33 mới♏ cán mốc 300 tuần, còn Federer làm điều đó khi 31 tuổi. Nhưng bây giờ, Federer đã ở sau lưng Djokovic.
Không có sự ngẫu nhiên nào trong thành công đó, dù Djokovic sở hữu tài năng ⛎lớn và được phát hiện sớm. Tay vợt Serbia tốn nhiều công sức để hoàn thiện lối chơi, đặc biệt là quả giao bóng và cú trái tay. Sự điềm tĩnh kỳ lạ của anh trong thời khắc quan trọng được trui rèn bằng những khóa học thiền. Thể lực bền bỉ của Djokovic được duy trì nhờ chế độ ăn kiêng và liệu pháp hồi phục khắc nghiệt.
Cùng thế hệ của Djokovic, Murray gần như không còn thi đấu đỉnh cao, Juan Martin del Potro chưa hẹn ngày trở lại sau chấn thương, và Stan Wawrinka thì mất phong độ. Chỉ Nadal và một vài tay vợt trẻ đủ sức đua tranh với Djokovic trong mùa giải này. Nhưng ngay cả khi chơi với phong độ đỉnh cao, như Daniil Medvedev thể hiện tại A🎶ustralia Mở rộng, họ vẫn nắm nhiều phần thua trên các mặt sân sở trường của Djokovic.
"Số lượng Grand Slam và số tuần giữ vị trí số một là hai mục tiêu lớn nhất sự nghiệp của tôi", Djokovic nói với ATP sau khi kết thúc mùa 2020. Bây giờ, anh chỉ kém kỷ lục 20 Grand Slam của Nadal và Federer hai danh hiệu. Một thập kỷ ở đỉnh cao, Djokovic trở thành huyền thoại nhờ phá kỷ lục của các huyền thoại. Động lực ấy sẽ còn thôi thúc 🅺tay vợt 🌱số một thế giới cho tới khi anh trở thành người vĩ đại nhất.
Nhân Đạt (theo ATP)