Cuối giờ chiều 22/3, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất, vẫn đông bệnh nhân chờ khám. Vẻ mặt mệt mỏi, ông Dũng, 72 tuổi, cho biết🐼 nắng nóng nên ăn uống không ngon miệng, sổ mũi, ho nhiều về đêm, uống thuốc không bớt.
"Tôi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nay bắt đầu khó thở nên đi khám, hy vọng không phải nhập viện", ông Dũng nói. Cũng như ông, đa số bệnh nhân lớn tuổi, có𝕴 nhiều 🐟bệnh nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường...
BS.CK2 Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết lượng bệnh nhân đến khám tăng dần từ trước Tết âm lịch, nay tăng khoảng 20%, có ngày lên hơn 2.700🌌 bệnh nhân. "Có thể do mùa nắng nóng đến sớm hơn mọi năm nên nhiều người bệnh", bác sĩ nói.
Thông thường hàng năm giữa tháng 2, Nam Bộ mới bắt đầu xuất hiện nắng nóng một vài nơi. Tuy nhiên, theo Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, năm nay nắng nóng gay gắt đến sớm hơn trên diện rộng do ảnh hưởng của El Nino. Những ngày qua, nhiệt độ thường 35-37🔯 độ C.
Thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏeܫ rõ nhất là gây bệnh hô hấp. Khoa Hô hấp Bệnh viện Thống Nhất phải kê thêm băng ca để đáp ứng lượng bệnh nhân tăng. BS.CK2 Ngô Thế Hoàng, Trưởng Khoa Hô hấp, cho biết nơi này có 50 giường, từ sau Tết bệnh nhân luôn trên 60, trong đó 8-10 ca nặng phải thở máy.
"Nắng nóng thúc đẩy viêm phổi, viêm phế quản, làm bùng phát các đợt cấp tính ở người bệnh mạn tính", bác sĩ Hoàng giải thích, thêm rằng nắng nóng khiến thân nhiệt kém đi, cơ thể dễ bị mất nước, mất điện giải. Ngoài ra, ăn uống kém do cơ thể mệt mỏi dẫ🐬n đến sức đề kháng giảm. Bệnh tim mạch, đái tháo đường chuyển nặng hơn, thúc đẩy bệnh lý hô hấp. Người lớn tuổi nhiều bệnh nền vì vậy sức khỏe kém, bệnh hô hấp chuyển nặng rất nhanh.
Nắng nóng cũng làm bùng phát các bệnh tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. BS.CK2 Trần Xuân Linh, Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết gần đây lượng bệnh nhân nhập viện bắt đầu tăng dần. Khoa có 58 giường bệnh nhưng thường tiếp nhận trên 80 bệnh nhân, phảiꦓ bố trí thêm băng ca, chuyển bệnh nhân sang nằm ở những khoa ít bệnh hơn.
Trong đó, nhiều bệnh nhân xơ gan kèm tim mạch, hô hấp trởဣ nặng. Đây là bệnh mạn tính, sức chịu đựng của bệnh nhân trong mùa nóng thường giảm, dễ đổ bệnh nặng hơn so với ngày thường. Bệnh🍒 nhân lớn tuổi, bệnh nền, bị ngộ độc thực phẩm dễ nhiễm trùng nhiễm độc, thậm chí nhiễm trùng máu phải lọc máu liên tục, thở máy.
Các bác sĩ dự báo thời gian tới, khi nắng nóng cao điểm hơn, lượng bệnh nhân nhập viện sẽ tiếp tục tăng. Do đó, bác sĩ khuyến nghị mọi người uống đủ nước để tránh mất nước qua mồ hôi, ăn uống đầy🌠 đủ chất dinh dưỡng để nâng cao đề kháng. Tránh thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, ví dụ không từ phòng máy lạnh đột ngột ra ngoài nắng nóng mà cần phải có khoảng trung gian. Che chắn cẩn thận khi ra nắng để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia UV cũng như bảo vꦜệ thân nhiệt, ngừa sốc nhiệt.
Đeo khẩu trangꦺ tránh khói bụi, tránh khói thuốc lá. Chủng ngừa phế cầu, cúm. Người mắc bệnh mạn tính phải theo dõi sát và tuân thủ điều trị, vào viện kịp thời khi có triệu chứng bất thường.
Chế biến, bảo quản thực phẩm cẩn thận, không ăn thức ăn ôi thiu hoặc đã hết hạn sử dụng. Nên ăn ngay s꧅au khi vừa nấu xong vì để lâu thức ăn càng dễ nhiễm vi khuẩn có hại cho sꦗức khỏe. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá hai giờ ở nhiệt độ thường. Đun sôi lại thức ăn thừa trước khi ăn.
Khi bị tiêu chảy hay phân có đàm nhớt hoặc máu, mệt lả, sốt cao, vã mồ hôi... phải vào viện ngay, không tự ý sử dụng kháওng sinh bởi đây thường là dấu hiệu nhiễm trùng. "Nhiều người tự mua kháng sinh bên ngoài uống không bớt, vào viện không thể cấy ra 🐽vi khuẩn để có hướng điều trị kịp thời", bác sĩ Linh nói.
Lê Phương